LUẬN VỀ SỐ PHẬN CON NGƯỜI VÀ NHỮNG CÁCH CẢI SỐ PHẬN (PHẦN 2)

2.1 Luận về Thiên mệnh
Người ta sinh ra bị chi phối bởi: ngày, giờ, tháng năm, các vì sao chiếu lúc sinh ra, phúc đức của tổ tiên và sự thọ yểu là Thiên mệnh. Trong thiên mệnh bao hàm ba yếu tố chính: 
1. Bản mệnh (Tử Vi, Tứ Trụ) chiếm 18%;
2. Đại vận Phúc đức ảnh hưởng 30%;
3. Lưu niên thọ yểu ảnh hưởng 12%.
Tử vi là do các vì sao chiếu theo giờ, ngày, tháng năm lúc được sinh ra. Tứ trụ  là Ngũ hành theo giờ ngày tháng năm sinh hợp hay xung. Tương sinh là tốt, tương khắc là xấu. Để hiểu rõ tại sao Đại vận Phúc đức ảnh hưởng 30 % số mệnh cuộc đời bạn hãy tìm hiểu cái gốc của Phúc đức là mồ mả tổ tiên của dòng tộc được táng đúng Long mạch.  Trong thiên mệnh phần thọ yểu chiếm 12% vì theo khoa Tử vi trong lá số tử vi mỗi người khi sinh ra họ đã được định sẵn nghề nghiệp cho cuộc đời và tuổi thọ của họ theo tháng sinh. Cùng một tuổi như nhau nhưng sinh các tháng khác nhau thì tuổi thọ cũng khác nhau. Về sức khỏe của mỗi người cũng khác nhau. Lá số cũng chi ra những bệnh tật mà họ phải có trong cuộc đời. Sự khỏe yếu, bệnh tật sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của mỗi người. Người khỏe và sống lâu sẽ thực hiện tốt những dự tính trong đời. Người bệnh tật, thọ yểu không có đủ khả năng thực hiên những kế hoạch đề ra nên ảnh hưởng lớn đến cuộc sống.                               
2.2  Lý giải tại sao cung phúc đức chiếm 30% vận mệnh                                                       Giải thích điều này như sau: theo triết lý nhà Phật thì số mệnh của mỗi người khi sinh ra được gói gọn trong sáu chữ “Nhân - quả, Thiện - ác, luân hồi”. Theo triết lý này thì số mệnh con người khi sinh ra tốt xấu là do nhân mà mình đã gieo trong các kiếp trước. Nhân mình gieo tốt thì kiếp này mình được số mệnh tốt và ngược lại. Số mệnh tốt xấu sẽ ra đời vào những ngày giờ có sao tốt chiếu mạng. Do được các vì sao tốt chiếu theo giờ, ngày, tháng năm lúc được sinh ra tốt nên tạo nên số mạng tốt. Con người sinh ra sang hay hèn, giàu hay nghèo đó là do cung mệnh. Cung Phúc đức là ảnh hưởng mạnh nhất đến cả cuộc đời chiếm 30% số mệnh. Cung Phúc đức là nói về mồ mả tổ tiên của người đó. Nhân - quả, Thiện - ác kiếp trước mình đã gieo cũng ảnh hưởng nhiều. Nếu mồ mả tổ tiên của người đó đặt nơi có Long mạch tốt thì sinh ra con người có tướng diện tốt, số mạng tốt (điều này đã được chứng minh ở các sách tướng) .Giải thích điều này như sau: Giữa người sống và người chết, cùng chung một huyết khí, bao giờ cũng có sự liên hệ  trực tiếp với nhau. Do đó, nếu hài cốt được an táng vào một nơi đẹp mắt, tiền, hậu, tả, hữu đều có những phong cảnh tươi tốt, thì lẽ tất nhiên hài cốt nằm đó, cũng được thấm nhuần linh khí thiên địa, phát sinh được những “tia điện” thiêng liêng, để truyền “sinh  khí” cho con cháu, hay những bà con thân thích có liên hệ huyết thông với người nằm dưới đáy mộ. Do đó tục  ngữ có câu  “Khôn có dòng, dại có giống” là để chỉ ý này. Những người có mồ mả tổ tốt hay nhà ở hợp phong thủy thì do được tiếp phúc từ tổ tiên và sinh khí từ căn nhà ở nên được thụ thai và sinh ra vào những ngày giờ có sao tốt chiếu mệnh. Từ đó, cuộc đời có số mạng tốt. Nếu mồ mả tốt thì sinh ra người có khuôn mặt sáng sủa thanh tú, tướng người sang trọng. Thời gian được ra đời sẽ phụ thuộc vào sự hội tụ của những vỉ sao tốt hay xấu. Nếu ngày, giờ, tháng đó có nhiều sao tốt hội chiếu thì người sinh ra có số tốt. Thời gian và không gian sinh ra là không đổi nên số mạng của người đó không thay đổi. Các yếu tố Thiên mệnh này là không thay đổi suốt cuộc đời, con người không cải được cho nên muốn cải số của mình phải cải  Nhân mệnh - Địa mệnh.  Muốn cải biến số mệnh ta làm thế nào?  
2.3 Tại sao long mạch tốt thì sinh ra những người có số mạng tốt?   
Các nhà phong thủy quan niệm rằng: sinh khí không phải chỉ tồn tại và vận hành trong lòng đất, mà cũng tồn tại trong bản thân mỗi con người. Con người cũng như hết thảy mọi vật đều do sinh khí cấu tạo thành.
Nhà phong thuỷ nổi tiếng đời Minh là Tưởng Bình Giai, khi bàn về “sự vận động thần diệu của khí” trong sách Thủy song kinh có viết: “Cái đầu tiên duy nhất chỉ là khí, tiếp ngay sau đó là nước. Không có gì xuất hiện trong nước, trong nước có những hạt cặn đục lắng đọng lại thành ra sông núi”. Tưởng Bình Giai quan niệm sinh khí không những tạo ra diện mạo của sông, núi, cảnh quan môi trường xung quanh con người, mà còn tạo ra chính bản thân con người, thậm chí sinh khí còn được duy trì bảo lưu ngay sau cả khi con người đã chết. Giải thích điều này như sau: Con người là do tinh cha huyết mẹ kết lại mà thành. Tưởng Bình Giai nói: “Sinh khí kết tinh trong cơ thể của cha mẹ dưới hình thức nước, nó được di truyền cho con cháu. Do vậy mà con cháu thụ hưởng được sinh khí của cha mẹ”. Tinh kết hợp với trứng tạo ra bào thai, sinh ra thành người. Ông còn nói tiếp: “Khi con người sống, khí ngưng tụ, kết tinh ở trong xương, cho nên bản thân mình là tinh hoa của hai khí Âm Dương. Sinh khí kết tinh trong cơ thể của cha mẹ dưới hình thức nước, nó được di truyền cho con cháu  thông qua giao hợp, tạo thành bào thai. Do vậy mà con cháu thụ hưởng được sinh khí của cha mẹ. Khi con người sống, khí ngưng tụ, kết tinh ở trong xương”. Mỗi người khi sống là hai khí Âm Dương hoạt động nơi toàn thân, khi mất rồi thịt da tiêu hết, nhưng hai khí Âm Dương không hề tiêu mất. Khí ấy, khi chết đi thì chỉ có khí được giữ cùng với xương. Khí tụ nơi xương, xương người quá vãng không mất, khi chết đi thì chỉ có khí được giữ cùng với xương, vì vậy việc mai táng là để cho sinh khí tiếp tục trở lại với hài cốt.  khi sinh khí di chuyển trong huyệt mạch, bồi bổ cho xương cốt. Xương cốt thu được sinh khí truyền cho con cháu được tiếp nhận qua dòng  điện dao động cùng tần số, từ đó mà con cháu cảm ứng được họa phúc. Những người cùng huyết thống thu được sinh khí sẽ tạo được phúc lộc vĩnh trinh, vạn vật được  hóa sinh. Quách Phác đời Tấn và Tưởng Bình Giai thời Minh đều khẳng định như sau: “Khi người chết rồi đem mai táng, chân khí của người ta hội với Huyệt Khí tạo thành Sinh Khí, thông qua Âm Dương giao lưu hình thành đường lối, ảnh hưởng trong sâu thẳm, lảng vảng xung quanh vận khí của người chết. Do đó, khi hạ táng, cần nhất tìm nơi âm trạch có Sinh Khí. Đó là luồng khí chạy trong lòng đất. Khí ấy làm cho Sinh Khí kết hợp với hai Khí Âm Dương tồn lưu trong xương cốt, bảo hộ cho thân nhân đang sống”. Những người có cùng huyết thống thì có cùng tần số điện từ nên dễ bắt được sóng của nhau. Mộ tổ tót hay xấu ảnh hưởng tới con cháu.                                                                                                                                                                                                                                                                                             
2.4 Một số biểu hiện ảnh hưởng của mộ phần qua tướng diện con cháu
* Mộ tổ hưng bại thường thường hay thể hiện ngay trên mặt, tướng. Nếu người có ngũ nhạc cao, đó là mộ tổ đắc được Long Mạch Địa Thế tốt; Tứ thủy thanh tú, là do đắc được thủy pháp lợi.
* Nếu khí tốt đầy mặt, đó là mộ Tổ đắc khí. Mặt con cháu mà khô héo, tất là mộ tổ phong thủy bị tiết thoát khí. Người mà xương thô là do mộ tổ phong thủy lộ rõ. 
* Xương nhỏ là mộ Tổ ẩn tàng.
* Nếu xương thô lộ, mắt cũng to lộ, là mộ tổ lộ rõ hoặc chôn nơi núi đá lởm chởm.
* Phàm sau khi táng mà sinh ra dị nam. Là do nhật nguyệt đều nhau. Long Hổ chầu về, núi phía sau cao vút, khí đẹp trước mặt, đó là Thần Quang, đó là Đất Linh đắc khí, người của đều vượng.      
* Sau khi chôn sinh con trai, mà khí trọc thần thô, thịt thô xương rắn, ngũ nhạc không ngay ngắn, tất là tứ thủy Thần lan tràn, như vậy không thế đạt Phong Thủy vậy.
* Nếu xương đầu cao đầy, gương mặt tròn đầy mà khí sắc khô héo, ánh mắt vô Thần, tất là phong thủy bị tiết thoát khí, chẳng bao lâu sẽ thua bại.      
* Giả như khuôn mặt đầy đặn trong sáng, nếp mặt, mụn ruồi phá cung, tai mắt tiếng nói đứt đoạn, nhất định là thủy cảng, cầu đường xung phạm mộ phần lai Long.
* Chân tay eo lưng tàn khuyết và ngu ngốc điên cuồng, lại có râu mọc hỗn loạn như cỏ như lông tất là mộ tổ bị cây lớn xâm phạm.     
* Thần sắc tiêu điều, thất thần vô khí, điên đảo thác loạn, đó là do mộ tổ phong thủy bị thương tổn, long mạch ứ khí .Kinh Thư viết:“Người mất rồi có Khí, Khí có thể cảm ứng, ảnh hưởng đến mọi người”[1]. Thế nên sự cảm ứng giữa người sống và người đã khuất là có căn cứ thực sự. 


[1] Hội văn hóa Sơn Đông, Bàn về đạo Khổng, Nxb. Thanh Hoa, 1980, tr. 136.