Số lượng truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 9

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 7


Hôm nayHôm nay : 1228

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4115

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2935864

Giới thiệu

Đôi nét về giáo sư Cao Ngọc Lân

ĐÔI NÉT GIỚI THIỆU VỀ GIÁO SƯ, TIẾN SĨ CAO NGỌC LÂN Họ và tên:                 CAO NGỌC LÂN           Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm...

Giao su Cao Ngoc Lan

Trang nhất Bài viết» Văn hóa»

TẠP CHÍ THỜI ĐẠI NGÀY NAY PHỎNG VẤN GIÁO SƯ - TIẾN SĨ CAO NGỌC LÂN

Thứ hai - 31/01/2022 15:38
Ở cái tuổi xấp xỉ 75, GS.TS. Cao Ngọc Lân - nhà giáo nổi tiếng của tỉnh Phú Thọ vẫn say sưa, cần mẫn làm việc với khát khao phụng sự cho đời. Như chính hành trình hơn 40 năm qua, ông đã nỗ lực bất tận cho việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, góp phần và làm dày thêm kho tàng tri thức nhân loại bằng những công trình nghiên cứu sâu rộng về lịch sử, văn hóa, xã hội, phong thủy và cả những bí ẩn của vạn vật trong thế giới tâm linh mà trước đó khoa học vẫn chưa có lời giải. Từ đó, ông đã mang lại những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống. Những ngày giáp Tết, Tạp chí Thời đại và ngày nay phỏng vấn GS.TS. Cao Ngọc Lân.
GS. TS. CAO NGỌC LÂN
MỘT ĐỜI HĂNG SAY VÀ NHIỆT THÀNH
CỐNG HIẾN 
Ở cái tuổi xấp xỉ 75, GS.TS. Cao Ngọc Lân - nhà giáo nổi tiếng của tỉnh Phú Thọ vẫn say sưa, cần mẫn làm việc với khát khao phụng sự cho đời. Như chính hành trình hơn 40 năm qua, ông đã nỗ lực bất tận cho việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, góp phần và làm dày thêm kho tàng tri thức nhân loại bằng những công trình nghiên cứu sâu rộng về lịch sử, văn hóa, xã hội, phong thủy và cả những bí ẩn của vạn vật trong thế giới tâm linh mà trước đó khoa học vẫn chưa có lời giải. Từ đó, ông đã mang lại những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống.
 
Bước đường lĩnh hội và truyền đạt tri thức
Trong tâm trí của mỗi người con đất Việt, Phú Thọ luôn là mảnh đất cội nguồn, là cái nôi của dân tộc. Không chỉ là vùng đất long châu, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, Phú Thọ còn có cảnh sắc say mê với “rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt” cùng những khu di tích mà ai cũng mong muốn một lần được “trở về”.
Đất Tổ Phú Thọ cũng chính là nơi sinh ra và nuôi dưỡng tâm hồn của GS.TS. Cao Ngọc Lân, một nhà khoa học có nhiều đóng góp quan trọng cho đất nước. Sinh năm 1949, GS.TS. Cao Ngọc Lân xuất thân trong một gia đình trung nông, có truyền thống hiếu học tại tỉnh Phú Thọ, vùng đất của nhiều lễ hội lớn, đặc sắc của dân tộc Việt Nam.
Lớn lên trên quê hương giàu bản sắc văn hóa nên tình yêu cội nguồn, lịch sử dân tộc đã thấm vào ông như một lẽ tự nhiên. Dù cả một thời ấu thơ, trai trẻ sống trong cảnh chiến tranh loạn lạc, cả đất nước phải gồng mình chống Pháp rồi chống Mỹ, song ông may mắn được học hành, lĩnh hội kiến thức xuyên suốt từ trường làng ra trường huyện. Học hết chương trình phổ thông, ông học tiếp lên khoa sư phạm tại Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục tỉnh Phú Thọ.  
Từ những năm 1968, ông đem nhiệt huyết tuổi thanh xuân góp sức cho kháng chiến bằng cách vừa học, vừa tham gia đắp ụ pháo phòng không chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ (1967 - 1968). Sau khi học xong, ông về dạy học tại trường cấp II Vĩnh Lại rồi chuyển qua dạy tại trường cấp II xã Sơn Dương, một xã điểm của huyện Lâm Thao lúc bấy giờ.
Đầu năm 1975, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông tham gia học tại Ủy ban Thống nhất Trung ương của tỉnh Hưng Yên (từ tháng 1 - 3/1975) rồi vượt Trường Sơn vào chiến trường B2 làm công tác dân chính. Sau 2 tháng “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, ông vào đến Sài Gòn trong không khí hân hoan, vỡ òa niềm vui hòa bình của ngày đại thắng.
Tháng 10/1975, theo sự chỉ đạo của Đảng, ông tiếp quản ngành giáo dục huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh, đảm nhiệm chức vụ tổ trưởng tổ phổ thông. Là một thầy giáo yêu nghề lại vững vàng chuyên môn, ông liên tục được bổ nhiệm vào các chức vụ như: Phó phòng giáo dục huyện Nhà Bè, phụ trách tổ phổ thông và mẫu giáo (1976 - 1978); Hiệu trưởng trường cấp I, II xã Phú Xuân (tháng 9/1978 - 9/1979); Hiệu trưởng trường cấp 1, 2 tại Bà Điểm - Hóc Môn (tháng 9/1979 - 9/1981); Phó hiệu trưởng trường bổ túc văn hóa tập trung 1, 2, 3 Hóc Môn (1981 - 1988). Ở mỗi nơi bản thân từng công tác, ông đều có những đóng góp quan trọng trong việc củng cố, xây dựng trường lớp và đưa nơi đó phát triển lên một tầm cao hơn. Dù là ở cương vị người giảng dạy hay người quản lý, ông cũng luôn cố gắng hết mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, dốc tài năng và nhiệt huyết cống hiến cho xã hội.  
Cùng với việc truyền dạy tri thức cho bao thế hệ học trò, thầy giáo Cao Ngọc Lân còn là tấm gương sáng về tinh thần hiếu học, say mê trau dồi kiến thức và nghiên cứu khoa học. Trong khoảng 7 năm (1979 - 1986), ông lần lượt theo học và được cấp bằng Cử nhân tại Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP. Hồ  Chí Minh, bằng Cử nhân Vật lý điện tử tại Trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ  Chí Minh. Từ năm 2006 - 2009, ông học nghiên cứu sinh và được cấp bằng Tiến sĩ. Không lâu sau đó, ông vinh dự được phong tặng học hàm Giáo sư về văn hóa lịch sử (năm 2012).
Thành tựu và cống hiến
Dành phần lớn thời gian của cuộc đời để học tập, nghiên cứu khoa học về văn hóa tâm linh và để lại cho đất nước nhiều công trình quý giá, thuộc các lĩnh vực nghiên cứu mà trước đối với khoa học vẫn còn là điều bí ẩn chưa được lý giải, có thể nói, GS. TS. Cao Ngọc Lân chính là tấm gương sáng cho tinh thần học tập, nghiên cứu khoa học nghiêm túc, không ngừng nghỉ .
Ông may mắn được thừa hưởng tấm gương hiếu học của người cha là cụ Cao Văn Tân và có niềm đam mê đặc biệt với bộ môn lịch sử, văn hóa dân tộc cũng như các bí ẩn của vũ trụ, phong thủy, tâm linh… Theo tháng năm, niềm đam mê ấy vẫn như một ngọn lửa âm ỉ cháy trong tim, dù bản thân ông trải qua nhiều cương vị trong nghề dạy học. Ở cái tuổi toan về già, khi con người đủ chín muồi tri thức và cảm xúc, thích lắng lòng chiêm nghiệm về cuộc đời, về vạn vật xung quanh, ông bắt đầu đi sâu nghiên cứu những thứ vốn rất gần gũi với đời sống con người nhưng chúng ta có khi lại rất mơ hồ về chúng như: văn hóa đạo Phật, mười hai con giáp, âm dương ngũ hành, phong thủy nhà ở, lịch sử các triều đại Việt Nam… Đặc biệt, ông khai thác nhiều kiến thức ở mảng tâm linh như: mồ mả, thế giới bên kia cửa tử hay hiện tượng bí ẩn trong xã hội…, những lĩnh vực còn bỏ ngỏ vì bị cho là mê tín, dị đoan.
Ngót hơn hai thập niên qua, GS. TS. Cao Ngọc Lân đã nghiên cứu nghiêm túc, mê say bằng cả tâm hồn và trí tuệ. Không gấp gáp, vội vàng, người con miền đất Tổ Phú Thọ đã đi từng bước chậm và chắc. Ông chắt chiu, tinh lọc từng vốn kiến thức tích lũy được trong đời sống, học tập, nghiên cứu và giảng dạy. Từ đó, ông cho ra đời những công trình khoa học có giá trị cao cả về mặt hàn lâm lẫn thực tiễn. Trên hành trình tìm tòi cái mới, khai phá những đề tài đặc sắc, mang đến những góc nhìn đa chiều trong đời sống văn hóa tâm linh, dấu chân ông cũng hằn in nơi những mảnh đất, những cung đường trên khắp mọi miền đất nước.
Hiện tại, ngoài các chức vụ Ủy viên Hội đồng Viện kỷ lục Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương tổ chức kỷ lục gia năm 2019, giáo sư giảng dạy tại các trường đại học Đài Loan, ông vẫn tiếp tục hăng say trên con đường giải mã lịch sử, văn hóa cũng như những bí ẩn trong đời sống tâm linh của loài người. Cho đến nay, GS.TS. Cao Ngọc Lân đã có trong tay một gia tài tri thức đáng nể với khoảng 45 đầu sách quý được xuất bản trong và ngoài nước cùng hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học về lịch sử, văn hóa tâm linh và phong thủy được đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Trong đó có thể kể đến những tác phẩm nổi tiếng như: Người có mạng đế vương – Nhà xuất bản Lao động (năm 2009), Luận bàn cuộc sống theo quan niệm của người xưa – Nhà xuất bản Lao động (năm 2011), Văn hóa Phật giáo trong lòng người Việt – Nhà xuất bản Lao động (năm 2011), Tìm hiểu về các triều đại Việt Nam – Nhà xuất bản Lao động (năm 2011), Mười hai con giáp trong âm dương ngũ hành – Nhà xuất bản Lao động (năm 2012), Phong thủy theo quan niệm của người xưa – Nhà xuất bản Lao động (năm 2012), Cẩm nang nhà ở theo phong thủy – Nhà xuất bản Lao động (năm 2014), Bí mật bên kia của cửa tử - Nhà xuất bản Lao động (năm 2015), Hành trình đến với Đức Phật – Nhà xuất bản Thanh Niên (năm 2016)…
Về bài viết nghiên cứu khoa học đăng tải trên các tạp chí trong nước và quốc tế, điển hình có: Khái quát về 32 thẻ Khổng Minh - Tạp chí triết học Đài Loan số 3 năm 2010; Long mạch, vũ trụ trong mối quan hệ với các vương triều Việt Nam - Tạp chí triết học Đài Loan số 6 năm 2011; Tìm hiểu về phù chú trong dân gian Trung Quốc - Tạp chí triết học Trung Quốc số 8 năm 2011; Phát triển kinh tế Thăng Long qua các thời kỳ phong kiến - Tạp chí Văn hóa Đài Loan năm 2011.
Trở thành “Kỷ lục gia Thế giới”
Cả cuộc đời dạy học, say mê nghiên cứu, đóng góp lớn nhất của vị Giáo sư cho đời là những giờ lên lớp, những trang giáo án in hằn dấu vết thời gian và cả những cuốn sách chứa đựng tâm huyết của người cầm bút. Ghi nhận sự đóng góp đó, Nhà nước đã dành tặng ông nhiều bằng khen, huy hiệu, huân chương cao quý.
Đặc biệt với đứa con tinh thần đặc sắc, có tầm ảnh hưởng sâu rộng là “Tìm hiểu về kinh đô các Triều đại Việt Nam” (Nhà xuất bản Hồng Đức, năm 2017), ông vinh dự được xướng tên trong hàng ngũ nhận danh hiệu kỷ lục gia Việt Nam và Thế giới vào cuối tháng 4/2018. Cuốn sách “Tìm hiểu về kinh đô các Triều đại Việt Nam” được đánh giá là một công trình nghiên cứu công phu với hơn 300 trang in, được trình bày một cách khoa học, ngắn gọn, theo trình tự thời gian dựa trên nhiều tư liệu thiết thực, phù hợp cho việc học tập, nghiên cứu. Từ những phân tích của các nhà sử học, các chuyên gia, nhà khoa học đi trước, ông đã chắt lọc, hoàn thiện chúng ở một tầm cao hơn về sự hình thành, phát triển và thế phong thủy tất cả các kinh đô của 22 triều đại các ông hoàng bà chúa Việt Nam, từ thời vua Hùng cho đến thế kỷ XX (chẳng hạn như làm sáng tỏ tầm nhìn của vị vua khai sinh triều Lý - Lý Công Uẩn trong việc dời đô về Thăng Long - nơi có thế phong thủy cực tốt, từ đó đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử nước Việt).
 Có thể khẳng định, viết về kinh đô các triều đại Việt Nam là một đề tài không mới, song, điểm mới nổi bật mà GS. Cao Ngọc Lân mang đến chính là việc nghiên cứu, đúc kết một cách khoa học và công phu dưới góc nhìn về thế phong thủy trong sự hình thành kinh đô các triều đại Việt Nam. Qua đó, tác phẩm giúp độc giả có cái nhìn sâu sắc hơn về lịch sử, hiểu rõ hơn về bản sắc văn hóa Việt Nam. Từng trang sách là những nỗi niềm riêng của người con đất Việt, lắng sâu trong đó lại là những tâm tình của người con đất Tổ thiêng liêng - nơi đã sinh thành, cưu mang, nuôi nấng ông. Với tất cả những xúc cảm trân quý đó, cuốn sách “Tìm hiểu về kinh đô các Triều đại Việt Nam” khơi dậy niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người dân trong việc bảo tồn các di sản văn hóa vô giá mà các bậc tiền nhân đã tạo dựng trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước.
Từ những giá trị thiết thực và cao đẹp đó, tác phẩm “Tìm hiểu về kinh đô các Triều đại Việt Nam” được Tổ chức kỷ lục Việt Nam và Thế giới ghi nhận là Tác phẩm đầu tiên viết về thế phong thủy và sự hình thành Kinh đô các Triều đại Việt Nam. Đây không chỉ là niềm tự hào của riêng GS.TS. Cao Ngọc Lân mà còn là niềm tự hào chung của mỗi người con nước Việt.  
Ngoài ra, suốt mấy mươi năm nghiên cứu và cống hiến, ông còn được vinh danh qua 12 trang viết trong 6 tập sách Những gương mặt giáo sư Việt Nam – Tài năng Trí tuệ Nhân cách do Nhà xuất bản Thanh Niên phát hành năm 2018. Năm 2019, ông tiếp tục được nêu tên trong 8 trang sách viết về Những người doanh nhân họ Cao Việt Nam do tổ chức họ Cao Việt Nam phát hành.
Một lòng tâm huyết với quê hương, đất nước
Dù sống và làm việc ở bất kỳ nơi đâu, song hình ảnh quê hương cùng niềm tự hào về vùng đất Tổ giàu truyền thống văn hóa lịch sử vẫn luôn rạo rực trong ông. GS. TS. Cao Ngọc Lân cũng chính là người đứng ra kết nối lòng dân với Đảng và chính quyền để cùng xây dựng lại ngôi đền thờ Ất Sơn Đại vương tại làng Cao Linh, xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ vốn bị tàn phá từ 55 năm trước như một cách thể hiện sự tôn kính và làm sống lại những giá trị văn hóa, tâm linh trong cộng đồng người Việt.
Đối với đất nước, ông luôn dành nhiều tâm huyết với mong muốn đóng góp sức mình vào việc bảo vệ nguyên khí quốc gia thông qua các đề xuất về bảo vệ an ninh tổ quốc, tuyển chon nhân tài bằng việc sửa đổi một số điều luật không còn phù hợp với tình hình phát triển hiện tại của đất nước, góp ý điều chỉnh tiền lương cho cán bộ công nhân viên chức, phân tích phong thủy các mảnh đất chính trị trụ cột cần nắm giữ của đất nước…
Và trong suốt hành trình cống hiến ấy, ông may mắn có được sự đồng hành của người vợ tuyệt vời trên mọi nẻo đường. Vốn là một giáo viên nay đã về hưu, bà (Vũ Thị Mai Lan) không những chia sẻ, động viên giúp chồng yên tâm giảng dạy và nghiên cứu khoa học mà còn cùng chồng gieo những quả ngọt cho đời. Từ nhiều năm nay, hai vợ chồng ông bà vẫn miệt mài với công việc quyên góp từ thiện để xây dựng hàng chục căn nhà tình nghĩa cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn bệnh tật, trao các phần quà khuyến học giúp các em học sinh, sinh viên nghèo được tiếp thêm động lực để đến trường…
Cuộc đời của mỗi con người thật mong manh, ngắn ngủi. Nhưng nếu những ai biết trân trọng trong suốt cuộc đời mình. Ông đã sống như một bản trường ca đẹp. Ở đó, có những tháng ngày vượt khó, hăng say  học tập, nghiên cứu và có những tháng năm nhiệt thành cống hiến, đem tài năng và trí tuệ giúp ích cho cuộc đời./.

Những tin cũ hơn