Đôi nét về giáo sư Cao Ngọc Lân
ĐÔI NÉT GIỚI THIỆU VỀ GIÁO SƯ, TIẾN SĨ CAO NGỌC LÂN Họ và tên: CAO NGỌC LÂN Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm...
Đang truy cập : 4
Hôm nay : 1177
Tháng hiện tại : 4064
Tổng lượt truy cập : 2935813
ĐÔI NÉT GIỚI THIỆU VỀ GIÁO SƯ, TIẾN SĨ CAO NGỌC LÂN Họ và tên: CAO NGỌC LÂN Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm...
Ở cái tuổi xấp xỉ 75, GS.TS. Cao Ngọc Lân - nhà giáo nổi tiếng của tỉnh Phú Thọ vẫn say sưa, cần mẫn làm việc với khát khao phụng sự cho đời. Như chính hành trình hơn 40 năm qua, ông đã nỗ lực bất tận cho việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, góp phần và làm dày thêm kho tàng tri thức nhân loại bằng những công trình nghiên cứu sâu rộng về lịch sử, văn hóa, xã hội, phong thủy và cả những bí ẩn của vạn vật trong thế giới tâm linh mà trước đó khoa học vẫn chưa có lời giải. Từ đó, ông đã mang lại những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống. Những ngày giáp Tết, Tạp chí Thời đại và ngày nay phỏng vấn GS.TS. Cao Ngọc Lân.
Sách Lĩnh Nam chích quái chép rằng “dân phải lập đền thờ, hàng năm đến ngày 30 tháng Chạp, theo lệ phải mang người sống đến nộp cho hổ, mới được yên ổn”. Đây rõ ràng là tục thờ Hổ vào Ba mươi tết. Vì thế hổ, cọp, khái, hùm… được gọi là Ông Ba mươi.
Con Trâu chạy không biết mệt mỏi nhưng nó không ngờ rằng con Chuột đã lén leo lên lưng nó. Khi con Trâu bơi gần đến bờ sông thì Chuột nhảy tót lên trước. Do không mất nhiều sức lực trong cuộc chạy đua nên Chuột đã chạy về nhất, con Trâu về thứ hai. Thế là Chuột nghiễm nghiên xếp hàng đầu, con Trâu thì phải đứng thứ hai. Trong không khí hân hoan chào đón năm mới, tiết xuân Canh Tý đang gõ cửa từng nhà. Chúng tôi có bài viết "TRUYỀN THUYẾT VỀ CUỘC CHẠY ĐUA QUYẾT ĐỊNH THỨ TỰ 12 CON GIÁP" gửi tặng quý độc giả với lời chúc mừng năm mới, chúc an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Theo lệ của Tổ tiên và các triều đại phong kiến, việc tổ chức “Lễ Vinh quy” cho Tiến sĩ tân khoa là một hình thức vinh danh, khen thưởng đối với các sĩ tử đỗ đại khoa trong lịch sử khoa cử nho học. Không chỉ bản thân người đỗ đạt vinh dự mà gia đình, dòng họ, quê hương cũng được hưởng vinh dự từ kết quả học tập của ông Nghè tân khoa. Có thể nói đây là một hình thức khuyến học độc đáo của dân tộc ta. Lễ vinh quy trở thành phần thưởng khích lệ người học miệt mài đèn sách, động viên gia đình, dòng họ tạo điều kiện cho người học trò học tập đạt kết quả cao.
Vào ngày vía Thần Tài (mùng 10/1 âm lịch) hàng năm, người dân thường đổ xô đi mua vàng để đón vía Thần Tài, cầu một năm tiền bạc rủng rỉnh đầy túi. Thậm chí ở nhiều cửa tiệm lớn, người dân còn phải xếp hàng mới mua được vàng trong ngày này. Nhân ngày vía Thần Tài mùng 10/1 âm lịch năm Mậu Tuất, chúng tôi gửi tặng độc giả bài viết “Tản mạn nhân ngày vía Thần Tài” với lời chúc một năm vinh hoa, phú quý.
Câu chuyện quẻ bói tối 30 Tết của cụ Trạng phải chăng là lời nhắc hậu thế đừng chỉ máy móc áp dụng lý thuyết vào thực tiễn. Đời sống thực tiễn là vô cùng vô tận, thiên biến vạn hóa.
Chúng tôi trân trọng giới thiệu đến bạn đọc gần xa cuốn sách “Tìm hiểu kinh đô các triều đại Việt Nam” của tác giả GS.TS. Cao Ngọc Lân, sách do Nhà xuất bản Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam phát hành năm 2017.
Đành rằng đi chùa quan trọng là cái tâm hướng Phật nhưng trang phục cũng là điều cần chú ý. Nhiều người đi chùa với tâm thế khá cởi mở. Giờ đây, kinh tế mở cửa, chính vì thế mà cách ăn mặc của họ cũng có phần cởi mở. Vâng, quả là bây giờ người ta ăn mặc... “thoáng” quá, “cởi mở” quá, nhất là giới trẻ.
Cử tri TPHCM đề nghị có luật riêng dành cho cán bộ lãnh đạo Chiều ngày 27/11, đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM do Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng dẫn đầu tiếp tục báo cáo kết quả kỳ họp Quốc hội tới cử tri quận 1 và quận 4, TPHCM. Tại buổi tiếp xúc này, GS.TS Cao Ngọc Lân đa có bản kiến nghị lên Quốc hội xin bổ sung luật dành riêng cho cán bộ lãnh đạo các cấp. Các tờ báo uy tín đồng loạt đưa tin với dòng tít lớn “Cử tri TP.HCM đề nghị có luật riêng dành cho cán bộ lãnh đạo”. VietnamNet trích đăng: “Cử tri Cao Ngọc Lân, phường 16 Quận 4 nêu ý kiến cần phải có luật dành cho cán bộ lãnh đạo, dựa trên Luật Cán bộ công chức hiện hành. Phải có quy chế cụ thể lựa chọn người có tài có đức, không phân biệt trong và ngoài Đảng. Cử tri Lân khẳng định: cần xây dựng luật bổ sung nhiều điều mới cho cán bộ lãnh đạo cao cấp. Phải tuyên thệ với dân với nước. Những người giới thiệu lãnh đạo phải có trách nhiệm liên đới. Chỉ cần căn cứ vào những quy định vào luật, thì người xấu - đẹp, giàu - nghèo đều có thể làm lãnh đạo. Người được lựa chọn phải cam kết làm tốt, nếu không được thì phải xử theo luật”. Trong phần chất vấn Bí thư thành ủy TP.Hồ Chí Minh yêu cầu Phó Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM trả lời kiến nghị này. Phó Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM phát biểu đã ghi nhận ý kiến của cử tri Lân và hứa sẽ báo cáo lên cấp trên (người có thẩm quyền). Để bạn đọc rõ hơn, chúng tôi xin đăng nguyên văn kiến nghị của GS.TS Cao Ngọc Lân trước diễn đàn Quốc hội.
Hàng năm cứ đến ngày Rằm tháng bảy Âm lịch, Giáo hội Phật giáo và các chùa đều tổ chức lễ Vu Lan rất trang nghiêm và long trọng không kém lễ Phật Đản. Các Phật tử đến chùa cúng dường chư Tăng, dự lễ cầu siêu cho hương linh Cửu huyền thất tổ và thường được nghe các bài thuyết pháp nói về đạo Hiếu của con cái đối với cha mẹ cùng những phước lạc về sự cúng dường chư Tăng. Nhưng, ý nghĩa thực chất của lễ Vu Lan thì ít khi được nói đến, thành ra bị xem nhẹ, kém quan trọng. Người ta chỉ chú ý đến ngọn cành mà quên mất gốc rễ. Nhân ngày lễ Vu Lan báo hiếu, chúng tôi gửi tặng quý bạn đọc bài viết “Lễ Vu Lan - Nét văn hóa người Việt”. Bài viết được trích trong sách Văn hóa Phật giáo trong lòng người Việt (Sách tham khảo) của Đồng tác giả Cao Ngọc Lân - Cao Vũ Minh, Nxb. Lao Động, năm 2011, trang 173 - 185.
Thời trước, cô dâu quấn khăn nhiễu trên đầu, có đính mấy chiếc kim trên khăn và thường có một chiếc trâm cài đầu. Mấy chiếc kim trên khăn hay cái trâm cài trên đầu là dùng để cứu các ông chồng khi bị “phạm phòng”. Hiện nay chưa có một tài liệu thành văn nào nói về tục lệ này. Vì không có tài liệu thành văn, vì có những trường hợp mẹ mất sớm hoặc đám cưới xa quê vắng mẹ, nên nhiều bà mẹ thời nay (vốn là cô dâu ngày trước) không biết để truyền tiếp cho con gái. Có lẽ vì các cụ nhà nho ngày xưa đã cầm bút là phải viết những lời thanh nhã nên tục này chỉ là một thứ bí truyền do người mẹ thủ thỉ “tâm sự” ngầm với con gái vào buổi trước khi về nhà chồng để cô gái biết cách xử lý khi cần thiết “Chồng bị phạm phòng”. Xuất xứ của tục này là nhằm đề phòng tai biến “Phạm phòng”.
Nhiều người lại bảo rằng, đã đến chùa Bái Đính là phải vuốt tượng La hán, như vậy mới có nhiều tài lộc, may mắn. Xui rủi thay cho những pho tượng La hán ở chùa Bái Đính, vì được đặt ở dãy hành lang, nên vị nào cũng bị người đời đi qua vuốt ve, sờ, chạm đến đen cả đầu gối, bàn tay. Một vài pho tượng La hán đã bị gãy những ngón tay mà không rõ có phải là do đá kém chất lượng hay là do bàn tay tò mò của các phật tử hiếu kỳ. Hãy tưởng tượng hàng trăm pho tượng bằng đá trắng bị mồ hôi tay người làm đen bóng ở những chỗ ngang tầm tay với của con người (pho thì đầu gối, pho thì cánh tay, pho thì tà áo). Một hình ảnh thật là đáng buồn. Người dân ta đi chùa lễ phật mà chính trong tâm lại không biết kính Phật thì làm sao có công đức.
Cõi âm, thế giới bên kia là quan niệm phổ biến trong hầu hết các dân tộc. Nó tồn tại trong tư cách đối lập với cõi dương - cõi người. Ở xứ ta, cõi âm nơi các vị Diêm Vương xét công định tội công minh vong hồn người chết đã được đề cập đến trong các truyện kể ở các sách Truyền kỳ mạn lục (thế kỷ XIV), Công dư tiệp ký (thế kỷ XVIII) và các truyện thơ Hứa sử truyện, Phạm Công - Cúc Hoa, Dương Từ - Hà Mậu và hàng loạt các sự tích dân gian. Trong kinh Phật mà trước hết là kinh Vu Lan Bồn và kinh Địa Tạng nói đến địa ngục một cách có hệ thống và chiều sâu. Theo quan niệm nhà Phật, đó là nơi ác nhất trong thập giới gồm 4 vị trí Tứ thánh: Phật, Bồ tát, Duyên giác, Thanh văn; và 6 vị trí Lục phàm/ Lục đạo: Trời, Người, A tu la, Súc sanh, Ngạ quỷ, Địa ngục. Khác các hạng thuộc tứ thánh, các hạng trong lục đạo còn vướng trong luân hồi nhiều kiếp; riêng ba hạng cuối - gọi là “tam ác đạo”, thì địa ngục là ác đạo cùng cực.
Lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích ngài Mục Kiền Liên vào địa ngục dâng cơm cứu mẹ. Lễ Vu Lan chính là sự kết hợp của tự lực với tha lực, từ bi với trí tuệ, tu và học. Người tu hành cần phát tâm dũng mãnh, tự mình thắp đuốc mà đi, học hỏi giáo lý rồi đem ra thực hành, tự giác, giác ngộ lần lần mới đủ phước huệ, đó là tự lực.
Theo các kinh sách Phật giáo, ngày mồng một và ngày rằm là ngày của Phật. Ngày rằm tháng giêng là ngày duyên lành phổ độ, ngày Đức Phật giáng lâm xuống các chùa chiền để chứng độ lòng thành của tín chúng đạo hữu. Cho nên, các ngôi chùa vào rằm tháng giêng đèn hoa cờ phướn kết dày lộng lẫy, người người đi lễ Phật rất đông, để cầu xin Đức Phật phù hộ cho mọi sự được thiện lành, bình an. Bởi vậy cho nên dân gian mới có câu: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng” hoặc “Ăn chay quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng”. Nhân ngày Rằm tháng Giêng 15/1 âm lịch, chúng tôi gửi tặng bạn đọc bài viết: “TÌM HIỂU VỀ TẾT NGUYÊN TIÊU”. Bài viết được trích từ cuốn sách: “Tìm hiểu văn hóa tâm linh của người Việt” của đồng tác giả GS.TS. Cao Ngọc Lân và ThS. Cao Vũ Minh, Nhà xuất bản Lao Động phát hành năm 2013.
“Xuất hành” là đi ra khỏi nhà trong ngày đầu năm để tìm cái may mắn cho mình và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần… Hái lộc đầu xuân là một trong những phong tục ngày Tết ở Việt Nam. Ở vào thời khắc giao thừa và ngày Tết, dân chúng có tục lệ đi hái lộc đầu xuân và đến đình chùa xin lộc, xin được ban ơn và cầu phúc cầu tài. Nhận dịp Tết đến, Xuân về, xin gửi tặng bạn đọc bài viết về xuất hành, hái lộc.
Tết Hạ Nguyên (Tết cơm mới, từ mùng 1 - 15 tháng 10 âm lịch) Theo phong tục dân gian Tết Hạ Nguyên được tiến hành vào ngày mùng Một hoặc mùng Mười, cũng có thể là ngày Rằm tháng 10 Âm lịch hàng năm. Theo quan niệm của ông bà ta ngày xưa, những ngày này Thiên Đình cử thần Tam Thanh xuống trần gian để xem xét việc tốt xấu về tâu với Ngọc Hoàng. Do vậy, mọi nhà phải tiến hành làm lễ để thần Tam Thanh ban phúc lành, tránh tai họa và cũng là dịp “tiến tân” cơm gạo mới cúng tổ tiên.
Ngày 17/5/2014, Giáo sư Cao Ngọc Lân được vinh dự đại diện cho MTTQ phường 16, Quận 4 tiếp xúc các vị Đại biểu Quốc hội khóa XIII. Tại buổi làm việc, Giáo sư Cao Ngọc Lân đã có bài phát biểu ấn tượng được các báo Tuổi trẻ, Thanh Niên, Sài Gòn giải phóng… trích đăng. Sau đây là nguyên văn bài phát biểu: http://m.tuoitre.vn/tin-tuc//Chinh-tri-Xa-hoi/1059665720,Cu-tri-tiep-tuc-yeu-cau-Trung-Quoc-rut-gian-khoan-khoi-VN.ttm http://www.sggp.org.vn/chinhtri/2014/5/349463/ http://plo.vn/chinh-tri/dung-de-bi-kich-dong-mac-bay-468954.html
Trong thuyết luân hồi của Phật Giáo, các kiếp liên tiếp nối theo nhau như một chuỗi mắt xích dài vô tận. Kiếp này là quả của kiếp trước và là nhân cho kiếp sau. Tất cả đều do nghiệp lực quyết định, nghĩa là do những việc thiện hay ác mà chúng sinh ấy làm trong kiếp trước đó. Có thể nói chúng sinh bị luân hồi trong 6 nẻo, còn gọi là lục đạo luân hồi.