Số lượng truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 5


Hôm nayHôm nay : 1186

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4073

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2935822

Giới thiệu

Đôi nét về giáo sư Cao Ngọc Lân

ĐÔI NÉT GIỚI THIỆU VỀ GIÁO SƯ, TIẾN SĨ CAO NGỌC LÂN Họ và tên:                 CAO NGỌC LÂN           Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm...

Giao su Cao Ngoc Lan

Trang nhất Bài viết» Tâm linh»

VÌ SAO CÁC TRIỀU ĐẠI HAY DÒNG HỌ THƯỜNG TRIỆT PHÁ MỒ MẢ CỦA NHAU

Thứ sáu - 01/12/2017 09:56
Điểm qua lịch sử Việt Nam từ mấy ngàn năm qua, các triều đại ra đời đều vô tình được những ngôi đất phát đế vương. Những ngôi đất phát đế vương này không có sự tham gia của các thầy phong thủy, các thầy địa lý, tướng số và cũng không chọn được ngày giờ tốt mà do thiên định (ngẫu nhiên táng vào đó). Trong lịch sử Việt Nam, từ khi lập nước đến nay, các dòng tộc dựng nên các Triều đại đều có mộ tổ đặt vào các long mạch. Do đó, nếu long mạch bị triệt phá thì triều đại hay dòng họ đó suy tàn và được thay thế bằng một triều đại khác tiến bộ hơn.
1. Lời mở đầu
Từ ngàn năm qua, con người đã hiểu rõ mối tương quan giữa địa linh và nhân kiệt, mối tương quan vật lý giữa đời sống của sinh vật giới và môi trường chung quanh cũng như các tương tác về sinh cơ giữa sinh vật này với sinh vật khác. Nhờ thực nghiệm về sự liên tục của sinh cơ và các biến thái của sinh cơ, con người cũng nắm vững sự liên quan siêu vật lý giữa mồ mả tổ tiên với số mệnh của con cháu. Vì vậy, người xưa có câu: “làm thầy địa lý sai lầm thì hại cả một dòng họ”. Bài viết nghiên cứu về mối quan hệ giữa mồ mả với sự thành bại của một triều đại hay một dòng họ.
2. Quan niệm của người xưa về mộ táng hàm rồng thì phát phúc
2.1. Quan niệm mồ mả kết phát trong dân gian
Người xưa cho rằng, những ngôi mộ hay ngôi nhà được đặt trên những huyệt phong thủy lớn (long mạch) thì đều sinh ra những vị đế vương, công hầu, khanh tướng. Những ngôi đất phát đế vương là những ngôi đất trời cho mới được (thiên táng). Khi táng được vào ngôi đất phát vương thì sinh ra những người có tài năng phi phàm để xây dựng nên một triều đại mới.
Điểm qua lịch sử Việt Nam từ mấy ngàn năm qua, các triều đại ra đời đều vô tình được những ngôi đất phát đế vương. Những ngôi đất phát đế vương này không có sự tham gia của các thầy phong thủy, các thầy địa lý, tướng số và cũng không chọn được ngày giờ tốt mà do thiên định (ngẫu nhiên táng vào đó). Trong lịch sử Việt Nam, từ khi lập nước đến nay, các dòng tộc dựng nên các Triều đại đều có mộ tổ đặt vào các long mạch. Do đó, nếu long mạch bị triệt phá thì triều đại hay dòng họ đó suy tàn và được thay thế bằng một triều đại khác tiến bộ hơn.
2.2. Những ngôi đất phát đế vương các triều đại phong kiến Việt Nam
Chúng tôi nêu lên một số ví dụ theo trình tự thời gian của các triều đại Việt Nam trong cuốn “Tìm hiểu về các triều đại Việt Nam” của GS.TS. Cao Ngọc Lân - TS. Cao Vũ Minh do Nhà xuất bản Lao Động phát hành năm 2011.                           
Vào thời nhà Lý, sự ra đời của triều đại này bắt đầu từ khi cha của Lý Công Uẩn vì đi tìm nước uống cho hai vợ chồng nên bị ngã xuống giếng mà chết, đất mối đùn lên đắp thành mộ ở rừng Báng. Xung quanh ngôi mộ này có tám ngọn đồi nhỏ, tạo thành hình một bông sen có tám cánh (Triều Lý truyền được tám đời nên gọi là Lý bát đế). Cũng trong ngày này, sư trụ trì chùa được thần linh báo có đế vương ghé thăm chùa để rồi sau này Lý Công Uẩn được sinh ra tại chùa.
Thời nhà Trần, Trần Công vì cứu người nên được họ đền ơn để mả vào ngôi đất phát vương và triều Trần ra đời, Nhà trần tồn tại kéo dài 175 năm. Đây chính là ý trời cho người đến giúp.
Triều nhà Lê, Bạch Thạch Sơn Tăng đã đến tận nơi để chỉ bảo cho Lê Lợi một ngôi đất phát vương đặt ở làng Như Áng, động Chiêu Nghi và còn chỉ cho Lê Lợi cách táng để nhà Lê phát phúc tới 500 năm.
Thời chúa Trịnh, mẹ Trịnh Kiểm bị dân làng ném xuống vực vì ăn trộm gà. Xác bà rơi vào hàm rồng, mối đùn lên đắp thành mộ. Từ đó, dòng họ Trịnh kéo dài 12 đời - 243 năm. Dòng họ Trịnh được sử sách miêu tả là “không phải đế, không phải vương nhưng quyền nghiêng thiên hạ” vì vua Lê chỉ là bù nhìn, quyền hành rơi hết vào tay của chúa Trịnh.
Triều Tây Sơn do nghe lỏm được lời bàn của hai thầy phong thủy về có ngôi mộ phát đế vương (ý trời) nên anh em Nguyễn Huệ đã táng xác cha vào ngôi huyệt này. Từ đó, anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ xưng vương thiên hạ.
Dòng họ Ngô Đình ở tổng Đại Phong, Lệ Thủy, Quảng Bình được ngôi mộ Thiên Táng nên trở thành Tổng thống Việt Nam cộng hòa.
Qua những sự kiện này, chúng ta thấy rằng mộ đế vương trời cho mới được. Nếu long mạch triều đại nào bị triệt phá thì triều đại đó sẽ suy tàn.
2.3. Lịch sử đã chứng minh địa linh sinh nhân kiệt
Trải qua hàng ngàn năm, con người đã chứng tỏ vô vàn những chứng tích phi thường. Chỉ cần một lời chỉ dẫn của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” mà Chúa Nguyễn Hoàng đã dựng nên đế nghiệp bao đời.

Theo sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, mộ ông nội kết phát ở huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình, Lê Quý Đôn trở thành một nhà bác học thiên tài.

Đất “bút nghiêng” ở Hà Tĩnh là nơi xuất thân của thi hào Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu, Phan Đình Phùng.                                                               

Đất kết làng Hành Thiện, tỉnh Nam Định là nơi phát sinh nhà yêu nước Nguyễn Thế Truyền, phó đề đốc Đặng Cao Thăng và Tổng bí thư Đặng Xuân Khu (Trường Chinh). Làng này dưới triều Nguyễn, có 88 vị cử nhân và 7 vị phó bảng tiến sĩ. Trong thế kỷ 20, Hành Thiện là sinh quán của hơn 120 bác sĩ, 50 dược sĩ, 100 kỹ sư. Cũng ở Nam Định, thế đất “Nghịch Nữ Kình Ba” đã phát sinh các nhân vật kiệt xuất như Lê Đức Thọ, Đại tướng Mai Chí Thọ, Trung tướng Đinh Đức Thiện.

Thế đất “Đầu Mâu vi bút, Hạc Hải vi nghiêng” ở Lệ Thủy, Quảng Bình đã làm nên Tổng thống Ngô Đình Diệm, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều danh nhân văn hóa khác. Đất kết “Ngũ phụng tề phi” ở Quảng Nam đã phát sinh 3 tiến sĩ, 2 phó bảng trong cùng một khóa thi dưới triều vua Thành Thái (1901).                             

Địa danh Gò Nổi ở Quảng Nam là quê hương của Tổng đốc Hoàng Diệu và Tiến sĩ Phạm Phú Thứ (Tiến sĩ triều vua Minh Mạng).

- Đất “Nga mi tác án” ở Gò Công là quê hương của Nam Phương Hoàng-Hậu và phu nhân của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.    

- Đất kết ở làng Kim Liên là nơi phát tích lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Đất kết ở làng Tri Thủy, dưới chân ngọn núi Dao, tỉnh Ninh Thuận, đã phát sinh Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu...  

Tuy nhiên, vĩ đại nhất trên thế giới vẫn là đất “Minh châu cận hải” ở tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ. Đây là sinh quán của 8 vị Tổng thống, chẳng những lừng danh thế giới mà còn ảnh hưởng đến sự lập quốc của Mỹ cũng như cuộc diện thế giới như:   

1. George Washington: Tổng thống thứ nhất (1789 - 1797)

2. Thomas Jefferson: Tổng thống thứ 3 (1801 - 1809)      

3. James Madison: Tổng thống thứ 4 (1809 - 1817)   

4. James Monroe: Tổng thống thứ 5 (1817 - 1825)  

5. William Henry Harrison: Tổng thống thứ 9 (1841) 

6. John Tyler: Tổng thống thứ 10 (1841 - 1845)      

7. Zachary Taylor:  Tổng thống thứ 12 (1849 - 1850)

8. Thomas Woodrow Wilson: Tổng thống thứ 28 (1913 - 1921)    

Đất kết ở Virginia được nhìn thấy qua minh đường thủy tụ ở phía cực Nam của thủ đô Richmond, sát biên giới của North Carolina, là hồ Drummond, một cái hồ thiên nhiên lớn nhất của nước Mỹ. Hồ Drummond tròn như một điều thần bí, sáng ngời như một viên kim cương đã được mài thật đều.          

3. Long mạch bị phá thì triều đại hay dòng họ suy tàn         

3.1. Sự suy vong của các triều đại cũng bắt đầu từ long mạch

Con người sinh ra lấy hình thể từ cha mẹ nên khí mạch di chuyển trong huyệt mạch, bồi bổ cho xương cốt. Con cháu từ đó mà cảm ứng được họa phúc. Từ đó được phúc lộc vĩnh trinh, vạn vật hóa sinh. Nếu long mạch bị triệt, luồng khí không còn chạy vào nuôi dưỡng được xương cốt. Lúc đó, xương cốt sẽ khô mục, giống như cuống hoa bị cắt thì nhựa không nuôi được hoa quả thì hoa quả sẽ bị hư và rụng.

Ví dụ như trường hợp long mạch nhà Trần bị cắt đứt nên nhà Trần bị mất vào tay nhà Hồ. Tương tự, long mạch của nhà Tây Sơn bị cắt thì con cháu cũng bị yếu thế. Sau đó nhà Tây Sơn mất về tay nhà Nguyễn. Chính vì vậy trong dân gian có câu: “giữ như giữ mả tổ” chính là để bảo vệ sự trường tồn, thịnh vượng của cả dòng họ và xa hơn nữa là bảo vệ sự trường tồn của một triều đại, một quốc gia.

3.2. Long mạch bị triệt triều đại suy tàn hay bị diệt

Sự suy vong của triều nhà Đinh do long mạch bị triệt nên hai cha con Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết chết. Nhà Lý không bị triệt long mạch nhưng vẫn suy vong vì Thiên mệnh cho nhà Lý đã hết cũng như Long mạch đã chuyển sang hướng khác và không còn sinh khí nuôi dưỡng xương cốt nên con cháu kém dần để ngôi vua chuyển sang triều đại khác.

Nhà Trần bị thầy địa lý Trung Quốc phá bằng cách bày kế đào kênh đào triệt long mạch. Hồ Quý Ly cho đài kênh cắt long mạch nên sinh khí bị cắt thoát ra, không còn đưa khí đến nuôi xương cốt nên lớp hậu duệ ngày càng kém không còn đủ nhân hòa tập hợp lòng người. Do đó, triều đại nhà Trần mất về tay Hồ Quý Ly. Sau này, nàh Hồ cũng bị mất vì Trần Khắc Chân cho xây dựng Đường Hoa nhai - là mũi tên từ cánh cung - tức núi Cánh Diều bay ra, đâm thẳng vào của chính tòa thành Tây Đô. Từ đó, long mạch bị triệt, nhà Hồ bị diệt nhanh chóng.

Nhà Lê sơ long mạch mộ tổ cũng bị nhà Minh phá bằng cách đào mộ lấy xương cốt treo ở thuyền bắt Lê Lợi phải đầu hàng nhưng các tướng tìm cách đội bèo xuôi theo sông, lên thuyền lấy lại xương cốt về chôn lại. Tuy nhiên, việc này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến vương triều nhà Lê. Do đó, từ 1505 - 1527, nhà Lê bị suy vong vào thời bốn vị vua cuối là Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông, Lê Cung Hoàng. Sau này, nhà Lê bị nhà Mạc cướp ngôi năm 1527. Đến năm 1533, Nguyễn Kim lại khôi phục lại nhà Lê đó là thời Lê - Trịnh. Mãi cho đến năm 1787 thì nhà Lê mất, nhà Lê tồn tại tổng cộng 360 năm.

Nhà Nguyễn có mộ tổ Nguyễn Kim ở núi Triệu Tường, Thanh Hóa do được Thiên táng nên các triều đại khác không phá được long mạch. Do đó, nhà Nguyễn tồn tại gần 400 năm (1558 -1945) nhưng vẫn trải qua nhiều lần thịnh - suy. Cụ thể, từ đời thứ 9, nhà Nguyễn bắt đầu suy vong  (1767 - 1788) vì nạn kiêu binh, vì đàn bà vì bỏ trưởng lập thứ, vì ăn chơi sa đọa.

Nhà Tây Sơn bị triệt phá long mạch nên chỉ tồn tại 24 năm (từ 1778 -1802) với 3 triều vua.

            4. Nhà Tây Sơn triệt mồ mả 9 đời chúa Nguyễn
            4.1. Tại sao nhà Tây Sơn triệt mồ mả 9 đời chúa Nguyễn
            Khi các triều đại mới ra đời, việc đầu tiên là triều đại đó sẽ củng cố bảo vệ long mạch  dòng họ nhà mình để cho dòng họ tồn tại mãi mãi. Muốn diệt một triều đại thì việc đầu liên là triệt mồ mả phát phúc cho dòng họ đó. Việc làm này thường thấy ở Trung Quốc và cả ở Việt Nam như đã trình bày ở trên. Hiểu được điều này nên sau khi triều đại nhà Tây Sơn ra đời, để tiêu diệt lực lướng đối kháng là các chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn tiến hành tiêu hủy long mạch 9 đời các chúa Nguyễn.                
Họ Nguyễn Kim ở Gia Miêu, Tống Sơn, Thanh Hóa khi mộ Nguyễn Kim vừa táng xong thì mưa gió ầm ầm, mọi người chạy đi khi trở lại thì không thấy mộ đâu. Người nhà chỉ biết quay vào núi Triệu Tường mà lạy. Đó là ngôi mộ Thiên Táng, long mạch phát huy tác dụng nên dòng nhà  Nguyễn phát phúc từ 9 chúa Nguyễn đến 13 vua Nguyễn, kéo dài gần 400 năm (1558 - 1945). Sau này, các chúa Nguyễn đều muốn con cháu mình thịnh vượng mãi để làm sao cho họ Nguyễn  trường tồn nên các chúa Nguyễn đều tìm long mạch xây lăng mộ cho mình.
Về phía họ Hồ (nhà Nguyễn Tây Sơn) cũng được mộ kết phát lập nên nhà Tây Sơn cũng xưng vương, xưng đế. Tuy nhiên, nhà Nguyễn Tây Sơn đánh dẹp nhà Nguyễn mãi không xong nên Tây Sơn phải triệt long mạch mồ mả các chúa Nguyễn. Sách “Thực lục” nhà Nguyễn viết: “Trước kia Nguyễn Huệ nghe nói chỗ đất phía sau lăng Kim Ngọc (tức lăng Trường Mậu) (lăng của chúa Ninh Nguyễn Phúc Thái) rất tốt, Nguyễn Huệ định đem hài cốt vợ táng ở đó. Hôm đào huyệt, bỗng có hai con cọp ở bụi rậm nhảy ra, gầm thét vồ cắn, quân sợ chạy. Huệ ghét, không muốn chôn nữa. Sau Huệ đánh trận hay thua, người ta đều nói các lăng liệt thánh (các chúa Nguyễn) khí tốt nghi ngút, nghiệp đế tất thành công. Nguyễn Huệ bực tức, sai lính đào các lăng, mở lấy hài cốt quăng xuống vực”.
            4.2. Nguyễn Huệ triệt mộ chúa nguyễn như thế nào?
Lăng Hoàng Khảo ở Cư Hóa (lăng Cơ Thánh của Nguyễn Phúc Côn, thân sinh vua Gia Long) bị Nguyễn Huệ g sai Đô đốc Nguyễn Văn Ngũ đào vứt hài cốt xuống vực ở trước lăng.   Quang Trung đã đào hết lăng tẩm của 8 đời chúa Nguyễn tại Thừa Thiên, lấy hài cốt ném xuống sông. Việc này cộng với việc giết chết vị chúa thứ 9 là Định Vương Nguyễn Phúc Thuần tại Long Xuyên năm 1777 thì quả nhiên vua Gia Long tính sổ 9 đời không sai chút nào. Vì vậy có thể nói được rằng chữ 9 đời có một ý nghĩa rất cụ thể.
            4.3. Nhà Tây Sơn nhổ cỏ không sạch nên nhà Nguyễn mạnh trở lại
Theo truyền thuyết, khi Tây Sơn khai quật hài cốt đức Hưng Tổ (Nguyễn Phúc Luân) ném xuống sông thì một hôm Nguyễn Ngọc Huyên bỏ lưới bắt cá, sau ba lần đều thấy cái sọ nằm trong lưới. Huyên cho là sọ của một vị nào anh linh nên kiếm nơi an táng tử tế. Khi vua Gia Long lên ngôi, đi tìm lại hài cốt của thân phụ, nghe người làng tường thuật, ngài cho đòi Ngọc Huyên bảo chỉ chỗ. Khi đào được sọ lên, vua chích huyết ở tay mình cho giọt vào sọ, sọ liền hút những giọt huyết này (lối thử này cho biết mối liên hệ cốt nhục giữa hai người).   
Thực lục có nói khi Nguyễn Ngọc Huyên chết thì được lập đền thờ và phong làm An Ninh bá. Ở thượng lưu sông Hương có một ngôi miếu, tục gọi là miếu Ông Chài, chính là miếu ông Huyên vậy). Như vậy về cơ bản, Tây Sơn đã giết gần như toàn bộ hoàng tôn của chúa Nguyễn, chỉ còn sót lại Nguyễn Ánh, Tôn Thất Xuân chạy thoát.
4.4. Ngôi mộ Hưng Tổ (Nguyễn Phúc Luân) được Thiên táng
Nhà Tây Sơn nhổ cỏ không sạch nên nhà Nguyễn mọc trở lại. Điều này được các sử gia nhà Nguyễn ghi lại như sau: khi hài cốt cha Nguyễn Phúc Ánh bị ném xuống vực cái sọ Nguyễn Phúc Côn được Nguyễn Ngọc Huyên chôn cất riêng, còn xương cốt ở dưới vực được được cát bồi đắp cao thành một ngôi mộ lớn lại kín đáo nên nhà Tây Sơn không phát hiện được hay nếu phát hiện cũng không thể đào được. Sau này, nhà Nguyễn vẫn phát nhưng không thịnh và lâu bền nữa. Đến đời vua Tự Đức thì bắt đầu suy vong và xảy ra xung đột nặng nề với người Pháp. Khi Tự Đức chết thì triều Nguyễn suy tàn dần. Biểu hiện là các vua kế ngôi Tự Đức thì tuổi nhỏ, mâu thuẫn trong gia tộc bùng phát, nhiều vua bị phế hay bị giết như vua Dục Đức năm 1883 chỉ làm vua được  3 ngày, vua Hiệp Hòa làm vua được 4 tháng, vua Kiến Phúc làm vua được 8 tháng. Chính sự triệt phá của nhà Tây Sơn đối với nhà Nguyễn đã làm cho nhà Nguyễn căm giận, đã dẫn tới sự trả thù tàn bạo sau này của Nguyễn Ánh đối với nhà Tây Sơn.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn