Số lượng truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 9

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 8


Hôm nayHôm nay : 971

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 31567

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2856010

Giới thiệu

Đôi nét về giáo sư Cao Ngọc Lân

ĐÔI NÉT GIỚI THIỆU VỀ GIÁO SƯ, TIẾN SĨ CAO NGỌC LÂN Họ và tên:                 CAO NGỌC LÂN           Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm...

Giao su Cao Ngoc Lan

Trang nhất Bài viết» Tâm linh»

TÌM HIỂU VỀ VÒNG LUÂN HỒI

Thứ bảy - 07/12/2013 09:09
Theo thuyết Tam tài của triết học Phương Đông là Thiên - Địa - Nhân thì con người chính là sản phẩm hoàn chỉnh nhất của tự nhiên và là trung tâm của Trời Đất. Có Trời có đất rồi qua sự phát triển vận động mà tạo nên con người như một vũ trụ thu nhỏ. Chính vì con người là một sản phẩm của tự nhiên thì tất nhiên phải chịu sự chi phối của tự nhiên. Đó là vòng “Luân hồi”. Luân hồi là một vòng xoay của sinh ra, sống trên đời, chết, tái sinh trở lại theo vòng tuần hoàn: Trường sinh - Mộc dục - Quan đới - Lâm quan - Đế vượng –Suy - Bệnh - Tử - Mộ - Tuyệt – Thai - Dưỡng.
1. Các giai đoạn của Vòng luân hồi
Theo thuyết Tam tài của triết học Phương Đông là Thiên - Địa - Nhân thì con người chính là sản phẩm hoàn chỉnh nhất của tự nhiên và là trung tâm của Trời Đất.  Có Trời có đất rồi qua sự phát triển vận động mà tạo nên con người như một vũ trụ thu nhỏ. Chính vì con người là một sản phẩm của tự nhiên thì tất nhiên phải chịu sự chi phối của tự nhiên. Đó là vòng “Luân hồi”. Luân hồi là một vòng xoay của sinh ra, sống trên đời, chết, tái sinh trở lại theo vòng tuần hoàn: Trường sinh - Mộc dục - Quan đới - Lâm quan - Đế vượng –Suy - Bệnh - Tử - Mộ - Tuyệt – Thai - Dưỡng. Diễn tiến vòng luận hồi thứ tự như sau:
 + Trường sinh: là con người được sinh ra bao gồm hai phần thể xác và linh hồn. Cơ thể sống ngoài xã hội bắt đầu
+ Mộc dục: là giai đoạn từ khi chào đời đến khi đi học. Giai đoạn này đứa trẻ được gia đình chăm sóc nuôi dưỡng để chuẩn bị vào giai đoạn đi học. 
+ Quan đới: là giai đoạn từ khi đi học đến khi ra hoạt động ngoài xã hội.
+ Lâm quan: là giai đoạn ra đời làm việc hay lao động sản xuất ra của cải vật chất. Cuộc sống hoàn toàn tự lập hay đã lập gia đình, thành vợ chồng sinh con đẻ cái.
+ Đế vượng: là giai đoạn thành đạt nhất trong cuộc đời như chức vụ cao nhất, gia đình giàu có nhất, sức khỏe tốt nhất, tiếng tăm lừng lẫy nhất… Thường ở tuổi từ 30 đến 50 hay 60.
+ Suy: là giai đoạn sức khỏe suy yếu hay lực bất tòng tâm. Mọi việc bắt đầu đi xuống. 
+ Bệnh: là lúc cơ thể mang nhiều bệnh tật, ốm đau không còn khả năng làm việc.           + Tử: đây là lúc linh hồn rời khỏi thể xác vì thể xác không còn hoạt động được nữa chỉ còn phần thân xác và thể phách (vía) tồn tai.   
+ Mộ: là giai đoạn cơ thể được chôn cất dưới lòng đất. Giai đoạn phần xác bắt đầu phân hủy đến khi thịt và các cơ quan nội tạng trở về với cát bụi. 
+ Tuyệt: là giai đoạn thịt da phân hủy hết chỉ còn lại xương cốt và phần sinh khí chứa trong xương. Phần sinh khí này sẽ truyền cho con cháu sau này. 
+ Thai: là giai đoạn hồn đầu thai vào trứng từ lúc nhận được tinh. Thường lúc hồn đầu thai thì cha mẹ nằm mơ thấy một sự việc, hiện tượng nào đó trong lúc ngủ. 
+ Dưỡng: là giai đoạn từ lúc thụ thai đến khi được sinh ra (chào đời). 
 
2. Thế nào là sự luân hồi 
Luân hồi (nguyên nghĩa Phạn ngữ là “lang thang, trôi nổi”). Thuật ngữ này chỉ những đời sống tiếp nối nhau, trạng thái bị luân chuyển của một loài hữu tình khi chưa đạt giải thoát, chứng ngộ Niết bàn. Nguyên nhân trói buộc trong luân hồi là các pháp Bất thiện, gồm có tham ái, sân và si. Nghiệp (karma) là động cơ tác động lên cơ chế của sự tái sinh. Trong Phật giáo Đại thừa, luân hồi được xem là thế giới của hiện tượng và thể tính của nó chính là thể tính của Niết bàn.              
Cội nguồn của luân hồi từ đâu, loài hữu tình có từ bao giờ…, những câu hỏi này đã được nhiều người nêu lên nhưng Đức Phật tuyệt đối không trả lời những câu hỏi này vì theo Đức Phật, điều đó chẳng giúp ích gì trên con đường tu tập. Niết bàn, sự giải thoát khỏi luân hồi chỉ có thể thực hiện trong kiếp làm người; trong tất cả con đường tái sinh khác chúng sinh không thể đạt Bồ đề vì không có đủ khả năng nhận thức được yếu tố chính của luân hồi, đó là tham và vô minh. Muốn thoát khỏi luân hồi thì cần phải dứt được nghiệp chướng do dục giới mang lại; muốn thoát khỏi nó, theo Đức Phật, chỉ có con đường bát chính đạo mới dẫn con người đến cõi niết bàn.   
 Luân hồi là một vòng xoay của sinh ra, sống trên đời, chết, tái sinh không chỉ trong Đạo Phật, mà cũng theo những tôn giáo khác như Đạo Ấn, Đạo Bön, Đạo Kỳ Na, Đạo Sikh và những tôn giáo khác của Ấn Độ. Trong ngôn ngữ hiện đại, luân hồi liên hệ đến một nơi chốn, một tập hợp những đối tượng và sở hữu, nhưng nguyên thủy, từ ngữ này liên hệ đến một tiến trình của việc theo đuổi tương tục hay dòng chảy của sự sống. 
Theo nguyên nghĩa, từ ngữ này liên hệ đến một dòng suối tương tục của tâm thức, hay sự tương tục nhưng nhưng bị lôi cuốn vô trật tự của đam mê, tham dục, cảm xúc, và kinh nghiệm.  Trong hầu hết các tôn giáo Ấn Độ, đời sống được xem như bắt đầu với việc sinh và chấm dứt với sự chết, nhưng như là một sự hiện hữu tương tục trong đời sống hiện tại của cơ thể và mở rộng vượt xa hơn nữa với quá khứ và tương lai. Bản chất của những hành động xảy ra trong phạm vi một kiếp sống (tốt hay xấu) quyết định số phận tương lại của mỗi chúng sinh. Luân hồi được liên kết gần gũi với ý tưởng tái sinh, nhưng chủ yếu liên hệ đến điều kiện của đời sống, và kinh nghiệm của sự sống.         
Sau khi chết, con người có trở lại mặt đất theo một vài dạng khác? Giới khoa học phương Tây và các chuyên gia tâm lý đã dày công nghiên cứu một cách có hệ thống về “kiếp luân hồi” từ rất lâu, nhằm phân tích dưới ánh sáng khoa học về bản chất vấn đề. Dẫn đầu là một nhóm giáo sư thuộc Đại học Yale ở Mỹ từng thu thập khắp thế giới các bằng chứng liên quan đến “kiếp trước” hoặc sự “đầu thai vào kiếp sau”. Sau đó, họ nghiên cứu chúng một cách tỉ mỉ, logic và nghiêm túc. Nếu phát hiện ra điều gì đó “không bình thường”, họ liền phân tích một cách chuyên sâu hơn nhằm khám phá xem có liên quan gì tới “kiếp luân hồi” - theo quan điểm tín ngưỡng cố hữu  hay không.   
Kiếp luân hồi là ngôi nhà chung của nhân loại, thoạt nghĩ kiếp luân hồi là chuyện cao siêu trong Phật Pháp, tuy nhiên đây được coi là vòng xoay trong muôn loài dù được thừa nhận hay không, thuyết luân hồi là sự hiển nhiên có thực trong cuộc sống.
3. Thể xác và linh hồn trên một cơ thể sống     
3.1 Phần thể xác của con người
a. Hồn và vía của người Việt
 Người Việt xưa cho rằng con người gồm phần thể xác và phần linh hồn. Một số dân tộc Đông Nam Á coi linh hồn gồm “hồn” và “vía”. Vía được hình dung như phần trung gian giữa thể xác và hồn. Người Việt cho rằng người có ba hồn, nam có bảy vía và nữ có chín vía. Ba hồn gồm: Tinh (sự tinh anh trong nhận thức), Khí (năng lượng làm cho cơ thể hoạt động) và Thần (thần thái của sự sống). Bảy vía ở đàn ông cai quản hai tai, hai mắt, hai lỗ mũi và miệng. Chín vía ở nữ giới cai quản bảy thứ như ở nam giới cộng thêm hai vía nữa. Hai vía này có nhiều cách giải thích. Chúng có thể là núm vú có vai trò quan trọng trong nuôi con. Tuy nhiên vấn đề này hiện nay vẫn còn có cách giải thích khác. Do đó, người Việt thường có câu nói nam có “ba hồn bảy vía” còn nữ có “ba hồn chín vía”, cũng là từ các quan niệm trên mà ra. Hồn và vía dùng thể xác làm nơi trú ngụ. Trong trường hợp một người bị hôn mê ở các mức độ khác nhau được giải thích là vía và hồn rời bỏ thể xác ở các mức độ khác nhau. Nếu phần thần của hồn mà rời khỏi thể xác thì người đó chết. Khi người chết, hồn nhẹ hơn sẽ bay sang kiếp khác còn vía nặng hơn sẽ bay là là mặt đất rồi tiêu tan. Thế nên mới có những câu ngạn ngữ như: “hồn xiêu phách lạc” (phách tức là vía; ở đây muốn nói trạng thái run sợ, mất chủ động), “sợ đến mức hồn vía lên mây”...
Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng nhắc về hồn và phách. Khi ba chị em Thúy Kiều đứng trước mộ Đạm tiên, vì cùng là phận hồng nhan tài hoa nên Thúy Kiều tức cảnh sinh tình: “Nàng rằng những đấng tài hoa, Thác là thể phách, còn là tinh anh”. Con người có linh hồn , chết chỉ là thân xác (thể phách), sau khi thân xác chết , hồn vẫn còn (còn là tinh anh ). Hồn là phần tinh anh của thế xác.
b. Thể xác con người là do tinh cha huyết mẹ kết lại mà thành 
Tưởng Bình Giai nói: “Sinh khí kết tinh trong cơ thể của cha mẹ dưới hình thức nước, nó được di truyền cho con cháu. Do vậy mà con cháu thụ hưởng được sinh khí của cha mẹ”. Tinh kết hợp với trứng tạo ra bào thai, thai lại thành người. Khi con người sống, khí ngưng tụ, kết tinh ở trong xương, cho nên bản thân mình là tinh hoa của hai khí Âm Dương. Sinh khí kết tinh trong cơ thể của cha mẹ dưới hình thức nước, nó được di truyền cho con cháu thông qua giao hợp, tạo thành bào thai. Do vậy mà con cháu thụ hưởng được sinh khí của cha mẹ. Khi con người sống, khí ngưng tụ, kết tinh ở trong xương. Mỗi người khi sống là hai khí Âm Dương hoạt động nơi toàn thân, khi mất rồi thịt da tiêu hết, nhưng hai khí Âm Dương không hề tiêu mất. Khí ấy, khi chết đi thì chỉ có khí được giữ cùng với xương Khí tụ nơi xương, xương người quá vãng không mất, khi chết đi thì chỉ có khí được giữ cùng với xương. Vì vậy, việc mai táng là để cho sinh khí tiếp tục trở lại với hài cốt. Khi sinh khí di chuyển trong huyệt mạch, bồi bổ cho xương cốt. Xương cốt thu được sinh khí truyền cho con cháu qua sự tiếp nhận dòng điện dao động cùng tần số. Từ đó mà con cháu cảm ứng được họa phúc. 
 
3.2 Hai phần chính trong một con người là thể xác và linh hồn
a. Quan niệm của phương Đông
Từ thời cổ xưa, các quốc gia phương Đông và phương Tây đều có các truyện thần thoại viết về các vị thần thánh. Khi họ mất đi, người dân đắp tượng và lập các đền thờ khắp mọi nơi. Vì họ tin rằng người chết sống mãi để linh hồn của họ phù hộ cho nhân dân, cho đất nước. Phần thể xác mất đi nhưng linh hồn của họ sống mãi cùng nhân dân. Theo quan niệm của Phật giáo và các tôn giáo khác thì trên cơ thể của mỗi con người khi sinh ra luôn có hai phần chính là thể xác và linh hồn. Thể xác là phần vật chất do tinh khí âm dương của cha mẹ tạo nên, được nuôi dưỡng bằng vật chất để tạo thành bào thai, được nuôi dưỡng lớn lên thì được ra đời. Phần không thể thiếu là linh hồn. Ở mỗi thể xác luôn tồn tại một linh hồn. Khi bào thai hình thành đã có một linh hồn, cũng có đầy đủ những bộ phận giác quan như thể xác nhưng nó bao trùm một giới hạn bao la, rộng hơn nhiều.  Khổng Tử - ông tổ của Nho giáo Trung Quốc đã nói: “Người ta bẩm sinh ra có khí, có hồn, có phách. Khí, hồn, phách gọi là sinh”. Con người được tạo thành từ ba yếu tố: Tinh, Khí, Thần. Từ “Tinh” hóa “Khí”, từ “Khí” hóa “Thần”, tạo ra một thể vô hình gọi là “Hồn”. Linh hồn có trí tuệ, biết tư duy phán đoán. Khi linh hồn tụ lại vào xác là “Người”. Khi linh hồn tan ra có thể là một làn gió, cũng có thể là một luồng ánh sáng xanh đỏ hoặc một hiện tượng nào đó trong thiên nhiên (điều này sẽ nói trong phần sau).  Nhiều nhà triết học cho rằng “Con người chết đi là thể phách, còn lại cái tinh cốt là linh hồn thì không bị mất đi, không bị tiêu diệt”. Nguyễn Du cho rằng: “Thác là thể phách, hôn là tinh anh” cũng là có ý trên. Nó luôn có sự cộng hưởng với thế giới hữu hình nên người ta có câu: “Hồn xiêu phách lạc”.
 b. Quan niệm của phương Tây
 Đại triết gia cổ Hy Lạp Planton (429-347 trước CN) đã viết bộ “Cõi hữu hình và cõi vô hình”. Nhà toán học “Descartes” (1596-1550 trước CN) đã viết bộ sách “Siêu hình luận” đều đã công nhận có một thế giới khách quan tồn tại song song với thế giới hữu hình hiện tại. Họ cho rằng con người sống trong thế giới hiện hữu chẳng khác gì các sinh vật không có bề dày, sống trong thế giới hai chiều, không thừa nhận có chiều thứ ba. Đầu thế kỉ 19, các nhà toán học và khoa học đã đưa ra thuyết “Đa thứ nguyên” quả quyết rằng: “Không có gì tự diệt, không có gì tự tạo”. Tất cả đều tồn tại trong thiên nhiên. Thánh Paul đã nói: “Có một cái thể vật chất và thể tinh thần, thể vật chất đó là xác của con người bằng xương bằng thịt mà chúng ta đang thấy. Còn cái thể tinh thần (linh hồn) mà người ta không nhìn thấy được. Cả hai thể đó cùng tồn tại trong mỗi cá nhân. Cái xác chỉ là một cái áo của linh hồn. Khi chết thì cái xác bị bỏ lại, phần linh hồn sẽ tồn tại trong một thế giới mới gọi là “Cõi sáng hay cõi vô hình, cõi Âm”. Khi linh hồn thoát ra từ cái xác, lúc đó đã trút bỏ bộ quần áo bằng vật chất, linh hồn thoát ra nhưng họ vẫn nghe được những gì diễn ra xung quanh và thấy được những gì xảy ra hàng ngàn cây số” (xem những người trở về từ cõi vô hình). 
 
3.3. Tìm hiểu về linh hồn: Hồn, phách (vía)
a. Tìm hiểu về hồn
Là người ai cũng có linh hồn, tuy vậy có nhiều người bị lạc mất một phần hồn của mình làm cho ngơ ngẩn như đứa con nít, vì vậy người ta nói người đó như đứa mất hồn. Theo đạo giáo thì nó có 3 thể hay ta gọi ta có ba hồn.  
Phần hồn nội tại: giao tiếp với bản thân mình, khi nằm ngủ phần này ở lại giữ xác thân, phần nầy đi ra đi vào ở sakra cổ.
Phần hồn ngoại vi: giao tiếp với bên ngoài, khi nằm mơ là phần nầy xuất đi làm ta thấy cảnh giao tiếp với quỷ mị. Phần này đi ra đi vào ở sau ót (gáy), điểm nằm trên đường thẳng giữa hai con mắt. 
Phần hồn siêu linh: giao tiếp với cõi siêu hình. Thánh thần và thượng đế, phần này là chủ thể của các Sakra, phần này đi ra đi vào ở đỉnh đầu. Tất cả các sakra đều nằm dọc theo xương sống, có người lầm tưởng nó ở phía trước, các nơi đó là chỗ ra của nó, không phải là chỗ xuất phát. Hồn trú ngụ trong xác thân được bảo vệ bởi phách, khi chết, hồn sẽ thoát ra từ một trong ba nơi đó là sakra sau ót, sakra ngang tâm mi (giữa hai mắt) và sakra bách hội (đỉnh). Khi chết thì phần phách là phần vật chất vô hình bao ngoài thân xác sẽ không còn nơi trú ngụ và nó có thể bị rách thành nhiều mảng. Có thể phần phách này sẽ không thích ở nhà thì sẽ theo xác tới mộ phần. Nếu thích ở nhà thì người nhà sẽ thấy ma mà không thấy được toàn thân, chỉ thấy một vài phần của phách (Ví dụ như nhìn thấy cái chân hay cái đầu… Có nhiều phách bị tan rã sau 49 ngày kể từ ngáy người đó chết.
b. Tìm hiểu về vía (Phách)
Vía là một thể gần như là cái tính của lục căn cộng thêm tính linh, nhờ có cái tính này người ta mới nhiếp được các môn nhãn - nhĩ - tỷ - thiệt - thân - ý. Nam có bảy vía nữ có chín vía, nhờ cái tính nầy ta mới biết sự việc mà ghi nhận vào phần hồn nội tại, hoặc nhớ đã nói với ai điều gì qua phần hồn giao tiếp. 49 ngày sau khi chết đi, thì thông thường hồn và vía nhập chung với nhau. Cộng theo đó là cái nghiệp, cái phước cũng đi theo. Phần hồn siêu linh trở nên mạnh hơn, cộng thêm cái tính linh của phần vía mạnh hơn hết, khiến cho họ trở thành có một ít thần thông, như bay trên trời, đi xuyên qua tường, lội nước, độn thổ với vận tốc rất cao có thể lên tới 50km/s. Khi hồn xuất đi xa thời gian chết lâu hơn. Nếu hồn giao tiếp với các thần linh và các hồn khác thì thời gian chết sẽ lâu hơn nữa.Thời gian đi và giao tiếp lâu hay chóng sẽ quyết định người chết sẽ sống lại sớm hay muộn. Vì vậy, trong những câu chuyện về người chết sống lại kể chuyện thì có người chết  vài giờ thì sống lại nhưng có người vài ba ngày mới sống lại. Khi thời gian chết quá lâu, phần xác bị hư hại thì hồn không nhập vào được nữa thì người đó sẽ đi đầu thai, chuyển kiếp. (Nếu các bạn đã đọc những câu chuyện “Người chết sống lại kể chuyện” sẽ rõ về hồn).

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn