Số lượng truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 5


Hôm nayHôm nay : 1303

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4190

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2935939

Giới thiệu

Đôi nét về giáo sư Cao Ngọc Lân

ĐÔI NÉT GIỚI THIỆU VỀ GIÁO SƯ, TIẾN SĨ CAO NGỌC LÂN Họ và tên:                 CAO NGỌC LÂN           Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm...

Giao su Cao Ngoc Lan

Trang nhất Bài viết» Tâm linh»

PHỎNG VẤN CỦA BÁO ĐIỆN TỬ NHIỀU NGƯỜI ĐỌC NHẤT VIỆT NAM VNEXPRESS VỚI GIÁO SƯ CAO NGỌC LÂN VỀ NĂM CON HỔ

1. Nhà báo Nguyễn Hằng: Xin chào GS.TS. Cao Ngọc Lân - Viện trưởng Viện nghiên cứu vũ trụ và văn hóa Phương Đông. Trong văn hóa phương Đông, hình ảnh con hổ biểu trưng cho điều gì? GS.TS. Cao Ngọc Lân: Trong văn hóa phương Đông, con hổ tượng trưng cho sức mạnh, uy lực của một con người, một vùng lãnh thổ một tỉnh hay một quốc gia. Nếu như con rồng - long là biểu trưng cho vua chúa thì con hổ lại tượng trưng cho của võ tướng. Trong phong thủy, con hổ là một trong những linh vật, được sử dụng để trừ tà. Trong một ngôi nhà hay một công trình kiến trúc, từ trong gian giữa nhà nhìn ra cửa thì bên trái là tay Thanh Long, biểu trưng cho con rồng, bên phải là tay Bạch Hổ, biểu trưng cho con hổ. Trước mặt là Chu Tước biểu tương là con phượng đỏ, sau lưng là Huyền Vũ, biểu tương là con Rùa đen.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BIỂU TƯỢNG TRÂU PHONG THỦY

Trong 12 con giáp thì con Trâu (Sửu) thuộc Thổ, mà Thổ lại nằm tại trung tâm của ngũ hành. Trong sơ đồ Bát Quái thì trâu mang quẻ Khôn, chủ về đất (Thổ), tức là sự thịnh vượng, bền vững. Con trâu là hình ảnh con vật rất gần gũi và thân thiết với người Việt Nam nói chung và người nông dân nói riêng. Nó mang những tính chất như hiền lành, chịu khó, sự bền bỉ, trở thành biểu tượng cho sức mạnh và tính cách trong văn hóa người Việt. Ý nghĩa tượng trâu trong phong thủy cũng vô cùng độc đáo. Trâu được được biết đến là linh vật có sức ảnh hưởng to lớn trong phong thủy. Chính vì thế người ta trưng bày tượng Trâu với mong muốn là trung tâm của sự phát triển, thuận lợi đất đai.

CÁCH SẮP ĐẶT BÀN THỜ, THẦN VỊ, NGHI LỄ THỜ CÚNG TRONG GIA ĐÌNH

Người xưa có câu “ẩm thủy đương tư tuyền nguyên đầu, thực mễ đang tư nông canh khổ, hữu tiền đang tư vô tiền thời, kiện khang đang tư phụ mẫu ân”, dịch nghĩa “khi uống nước thì phải nhớ đầu nguồn suối, ăn cơm phải nhớ lúc cày cấy vất vả, giàu có phải nhớ lúc nghèo khổ, khỏe mạnh phải nhớ đến ân của cha mẹ”.

PHONG THỦY MỘ PHẦN - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

“Táng Thư” viết: “Phong thủy chi pháp, đắc thủy vi thượng, tàng phong thứ chi” (ý là trong việc chọn âm trạch, cái quan trọng nhất là có thủy tụ (chỗ đất có dòng nước chảy quanh) rồi mới đến tàng phong (thu giữ gió). “Hám long kinh” có viết: “Tầm đắc chân long bất thức huyệt, bất thức huyệt thời tổng không thuyết. Thức long huyệt thủy vi chân, hạ trứ chân long quan bất tuyệt. Chân long ẩn chuyết huyệt nan tầm, duy hữu triều sơn thực hạnh tâm...”. Nghĩa là sau khi tìm được long mạch chân khí còn phải nhận biết được đúng địa huyệt. Triều sơn ở phía trước, thủy khẩu phải chầu bái vào xung quanh chân long mới giữ được sinh khí. Tìm được chân long, xác định được đúng long huyệt mới giữ được long linh thiêng, trên thì thừa hưởng Thiên quang, dưới thì giữ được địa khí mới làm cho phúc ấm của con cháu thịnh vượng mãi mãi.

VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

Văn Thù Bồ tát được thờ trong chánh điện, tọa bên tay trái của Đức Thích Ca. Ngài cưỡi con thanh sư (sư tử màu xanh) trên tay cầm bảo kiếm, tay còn lại cầm bộ kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa. Người ta xem đó là biểu tượng trí huệ phá đêm tối của Vô minh. Trước thềm năm mới Canh Tý năm 2020, chúng tôi gửi tặng bạn đọc bài viết: “VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT” với lời cầu chúc đến bạn đọc một năm mới an khang, thịnh vượng, vui vẻ và hạnh phúc.

BỒ TÁT ĐẠI THẾ CHÍ

Ngài được gọi là Đại Thế Chí Bồ tát, vì Ngài dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp muôn loài, làm cho chúng sinh trong mười phương thế giới thoát khổ thành tựu quả vị Vô thượng bồ đề.

CHÙA NGỌC HOÀNG (PHƯỚC HẢI TỰ)

Với những người theo Phật giáo, rằm tháng Giêng cùng với rằm tháng Tư (lễ Phật Đản), rằm tháng Bảy (lễ Vu Lan) là những ngày rằm lớn trong năm. Ông bà ta có câu: “đi chùa cả năm không bằng đi ngày Rằm tháng giêng”. Nhân ngày Rằm tháng Giêng năm Mậu Tuất sắp đến, xin gửi đến bạn đọc bài viết giới thiệu về một trong những ngôi chùa cổ, độc đáo tại Tp. Hồ Chí Minh - chùa Ngọc Hoàng.

NĂM TUẤT KỂ CHUYỆN VUI

Dần - Ngọ - Tuất là tam hạp. Nhân tết năm Mậu Tuất, chúng tôi xin gửi tặng bạn đọc câu chuyện vui về Dần - Ngọ - Tuất với lời chúc an khang thịnh vượng, vạn sự như ý, tấn tài tấn lộc.

VÌ SAO CÁC TRIỀU ĐẠI HAY DÒNG HỌ THƯỜNG TRIỆT PHÁ MỒ MẢ CỦA NHAU

Điểm qua lịch sử Việt Nam từ mấy ngàn năm qua, các triều đại ra đời đều vô tình được những ngôi đất phát đế vương. Những ngôi đất phát đế vương này không có sự tham gia của các thầy phong thủy, các thầy địa lý, tướng số và cũng không chọn được ngày giờ tốt mà do thiên định (ngẫu nhiên táng vào đó). Trong lịch sử Việt Nam, từ khi lập nước đến nay, các dòng tộc dựng nên các Triều đại đều có mộ tổ đặt vào các long mạch. Do đó, nếu long mạch bị triệt phá thì triều đại hay dòng họ đó suy tàn và được thay thế bằng một triều đại khác tiến bộ hơn.

NGHIỆP QUẢ, NHÂN DUYÊN VỢ CHỒNG VÀ CON CÁI

Đức Phật thường nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ. Chúng ta hãy cùng khám phá nghiệp quả, nhân duyên vợ chồng, cha mẹ và con cái. “Có thể người vợ ở kiếp này là người bạn chốn kiếp trước, tới trả nợ cho bạn. Đứa con trai ở kiếp này, là chủ nợ của bạn ở kiếp trước, để đòi món nợ chưa trả. Đứa con gái ở kiếp này, là người tình ở kiếp trước, tới vì tình cảm chưa dứt. Người tình kiếp này, là vợ chồng của kiếp trước tới nối tiếp phần duyên phận chưa dứt. Hồng nhan tri kỷ của kiếp này là anh em của kiếp trước tới chia sẻ những tâm sự chưa nói hết. Người giàu có kiếp này là người giàu lòng thiện kiếp trước, tới nhận phần công đức đã phát ra từ kiếp trước…

LONG MẠCH THAY ĐỔI THEO THỜI GIAN

Kinh Thư viết: “Người mất rồi có Khí, Khí có thể cảm ứng, ảnh hưởng đến mọi người” . Thế nên sự cảm ứng giữa người sống và người đã khuất là có căn cứ thực sự. Ví như vào đời nhà Hán, quả chuông đồng ở cung Vị Ương kêu thành tiếng, thì núi chỗ đã khai thác đồng để đúc chuông nơi miền tây bị sụp đổ, chính là sự cảm ứng.

ĐÔI NÉT VỀ CHÙA TỪ HIẾU (THÀNH PHỐ HUẾ)

Trong xã hội phong kiến, thái giám không thuộc về giai cấp nào, họ suốt đời gần như chỉ ở trong cung cấm. Bởi vậy, tên tuổi của những thái giám triều Nguyễn ít khi được nhắc đến. Sử sách viết về thái giám cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Những gì còn lại về thái giám triều Nguyễn cho đến ngày nay chỉ là khu mộ địa nằm trong khuôn viên chùa Từ Hiếu. Ba ngày đầu năm mới đã trôi qua, bắt đầu sang ngày mùng 4 Tết là thời điểm thích hợp để nhiều gia đình đi chơi xa hay hành hường. Nhân dịp Xuân Đinh Dậu 2017, chúng tôi gửi tặng bạn đọc bài viết "ĐÔI NÉT VỀ CHÙA TỪ HIẾU (THÀNH PHỐ HUẾ)" với lời chúc an lành, may mắn, hạnh phúc và thịnh vượng đến Quý bạn đọc.

ĐÔI NÉT VỀ BÀN THỜ THỔ ĐỊA, THẦN TÀI VÀ VĂN CÚNG

Bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa chỉ được lập ở những nơi góc nhà chứ không phải nơi trang trọng như bàn thờ Tổ Tiên hay bàn thờ Ông Táo. Bản chất trường khí phòng thờ (hay bàn thờ) thuộc tính âm, không ưa sự phô trương, mang tính đối nội (ngay cả trong ngày giỗ hay Tết thì thờ cúng cũng là việc riêng của gia đình đó, người ngoài đến muốn thắp nén nhang phải xin phép gia chủ). Chúng tôi gửi tặng các bạn bài viết “ĐÔI NÉT VỀ BÀN THỜ THỔ ĐỊA, THẦN TÀI VÀ VĂN CÚNG”. Bài viết được trích từ cuốn sách: “Tìm hiểu văn hóa tâm linh của người Việt” của đồng tác giả GS.TS. Cao Ngọc Lân và ThS. Cao Vũ Minh, Nhà xuất bản Lao Động phát hành năm 2013.

CHÙA BÀ THIÊN HẬU – BÌNH DƯƠNG

Quanh năm, gần như ngày nào cũng có khách thập phương đến viếng chùa Bà Bình Dương. Đặc biệt, vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm, trong dịp lễ hội chùa Bà diễn ra suốt hai ngày 14 và ngày 15, hàng vạn lượt người đến từ khắp cả nước kéo về chợ Thủ cúng bái, vay tiền làm ăn, trả lễ tiền vay trước và rước hương lộc về nhà. Nhân ngày Rằm tháng Giêng năm Bính Thân sắp đến, chúng tôi gửi tặng bạn đọc bài viết “Chùa Bà Thiên Hậu (Bình Dương)” với lời cầu chúc cho quý bạn đọc cùng gia quyến một năm mới an khang, thịnh vượng.

MỪNG XUÂN DI LẶC

Bụng to, má lúm đồng tiền Vây quanh sáu trẻ ngửa nghiêng reo hò Đây là hình ảnh của Đức Phật Di Lặc. Ngày 01-01 ÂL hàng năm là ngày thánh đản của Đức Phật Di Lặc. Chính vì vậy, ngày mùng một Tết quý Phật tử đi viếng cảnh chùa, cầu nguyện, thắp nhang cầu cho gia đạo bình an, xin lộc thường thấy các chùa treo câu chúc “Mừng xuân Di Lặc”. Điều này nhằm gợi nhớ ngày thánh đản của Ngài. Trước thềm năm mới Bính Thân năm 2016, chúng tôi gửi tặng bạn đọc bài viết: “DI LẶC TÔN PHẬT” với lời cầu chúc đến bạn đọc một năm mới an khang, thịnh vượng, vui vẻ và hạnh phúc.

GIẢI MÃ HIỆN TƯỢNG NHỮNG ĐỨA TRẺ THẦN ĐỒNG

Theo thống kê thì có đến 82% tổng số trường hợp là các đứa trẻ nói trên khi kể lại “quá khứ” đã nhớ lại được tên tuổi mình lúc đó. Đại đức Ấn Độ K. Sri Dhammananda đã ghi lại trong bộ sưu tập của mình về vấn đề Tái sinh chuyện một em bé 7 tuổi có tài chữa bệnh và chế thuốc rất hay. Khi được hỏi bé trả lời một cách rất tự nhiên: “Trước đây, tôi không phải như bây giờ, lúc ấy tôi là một thầy thuốc danh hiệu là Jules Alpherese và tôi đã chữa bệnh, điều chế thuốc giúp rất nhiều người. Giờ đây, dù ở thân xác khác, tôi vẫn tiếp tục làm được điều mình mong ước”.

MIỆNG BẾP LÒ QUAN HỆ VỚI CỬA CÁI DÙNG CHUNG CHO BÁT TRẠCH KHÔNG CẦN CUNG MẠNG CHỦ NHÀ

Bếp là nơi nuôi dưỡng mạng sống của con người nhưng cũng là đầu dây dẫn đến hàng trăm thứ bệnh cho con người vì bệnh hoạn phần nhiều do ăn uống mà sinh ra. Nếu đặt bếp những nơi có hướng cát lành như Sinh Khí, Thiên Y, Diên niên, Phục vị so với hướng cửa nhà thì mọi sự về ăn uống sẽ tốt lành. Nếu đặt bếp vào các hướng hung (Xấu) như Ngũ Quỷ, Lục sát, Tuyệt mạng, Họa Hại thì sẽ gây tổn hại nhiều về nhân đinh, thất thoát tài sản, gây ra nhiều bệnh tật… Những nhà có Táo Bếp hung chỉ cần sửa lại hướng cửa miệng bếp là có sự thay đổi vì từ hướng xấu sang hướng tốt, thời gian thay đổi trong vòng 20 đến 100 ngày tùy theo cung.

BÍ QUYẾT CHỌN NGÀY TỐT

Theo phong tục từ trước tới nay nhiều người thường chọn ngày lành tháng tốt để xuất hành, động thổ, đổ bê tông mái, cất nóc, nhập trạch, khai trương, ăn hỏi, rước dâu, ký hợp đồng, hộ liệm, di quan, phá nấm, hạ huyệt... Trước là trọn vẹn niềm tin về tâm linh, sau là yên tâm tư tưởng để tiến hành công việc.

THẮP HƯƠNG – NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN BIẾT

Người Việt Nam có câu: Khi sa cơ cầu Trời, khẩn Phật Thành công rồi đạp đổ lư hương Lư hương là vật phẩm dùng để cắm hương. Như vậy theo logic thì “cầu Trời, khẩn Phật” phải thông qua nén hương vì có thắp hương thì mới có lư hương. Và khi “đạp đổ lư hương” rồi thì cũng có nghĩa là thôi không thắp hương nữa. Vậy ý nghĩa của thắp hương là như thế nào?

LÝ GIẢI KIÊNG KỴ NGÀY NGUYỆT KỴ MỒNG 5, 14, 23

Ông bà ta có câu: Mồng năm, mười bốn, hai ba. Làm gì cũng bại chẳng ra việc gì Tại sao ngày mồng 5, 14, 23 lại không mang mắn. Trong phạm vi bài này chúng tôi chỉ lý giải kiêng kỵ ngày nguyệt kỵ mồng 5, 14, 23.


Các tin khác