Số lượng truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 3


Hôm nayHôm nay : 1304

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4191

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2935940

Giới thiệu

Đôi nét về giáo sư Cao Ngọc Lân

ĐÔI NÉT GIỚI THIỆU VỀ GIÁO SƯ, TIẾN SĨ CAO NGỌC LÂN Họ và tên:                 CAO NGỌC LÂN           Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm...

Giao su Cao Ngoc Lan

Trang nhất Bài viết» Lịch sử»

Thế phong thủy của các kinh đô Việt Nam

Thứ năm - 09/05/2013 17:36
Từ khi dựng nước, các vua Hùng đã chú ý đến nơi đóng đô. Nơi đặt đô đầu tiên là vùng đất giao lưu giữa sông Hồng và sông Đà, nằm giữa hai huyện Tam Nông và Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ). Đây là vùng đất tương đối bằng phẳng nhưng chật hẹp nên vua Hùng quyết định dời đô về Phong Châu – cách đô cũ khoảng 20 km về phía bắc. Đó là Việt Trì ngày nay.
  GS.TS CAO NGỌC LÂN
(Đại học Quốc tế Thành công Đài Loan)
1. Phong Châu – Kinh đô của nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương
Lộc Tục Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ, truyền ngôi cho con là Sùng Lãm Lạc Long Quân. Lạc Long Quân phong cho con trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu thuộc huyện Bạch Hạc, tỉnh Phú Thọ, truyền ngôi được 18 đời. Họ Hồng Bàng bắt đầu từ vua Kinh Dương Vương đến vua Hùng Vương thứ 18 gồm 20 đời kéo dài 2621 năm. Như vậy 18 đời Vua Hùng Vương nước Văn Lang đóng đô ở Phong Châu phải có ít nhất 2.000 năm. Một con số huyền sử không xác thực, nhưng ý nghĩa mà huyền sử muốn nói là nguồn gốc Rồng Tiên cao quý của dân tộc, thời đại lập quốc của nước Văn Lang thái bình thịnh trị qua hàng nghìn năm và kinh đô Phong Châu là một đại can long, đại long mạch
            Từ khi dựng nước, các vua Hùng đã chú ý đến nơi đóng đô. Nơi đặt đô đầu tiên là vùng đất giao lưu giữa sông Hồng và sông Đà, nằm giữa hai huyện Tam Nông và Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ). Đây là vùng đất tương đối bằng phẳng nhưng chật hẹp nên vua Hùng quyết định dời đô về Phong Châu – cách đô cũ khoảng 20 km về phía bắc. Đó là Việt Trì ngày nay.
            Kinh đô Phong Châu là một long mạch lớn, hội đủ các tiêu chuẩn của một kinh đô ngàn năm. Nơi đặt đô là ngã ba Hạc – nơi giao của ba con sông lớn là sông Hồng, sông Đà, sông Lô tạo thành một thế thủy bao ôm lấy thành Phong Châu. Phía bắc là dãy Tam Đảo bao bọc che chắn như tay thanh long, phía nam là các dãy núi kế tiếp của Hoàng Liên Sơn vùng Yên Lập, Thanh Sơn - đây là tay bạch hổ. Phía tây bắc là những dãy đồi trùng điệp hình 99 con voi chầu về núi Hùng (núi Nghĩa Lĩnh). Núi Hùng là một đầu rồng nhô lên. Đây là vùng đất cuối cùng của vòng cung Sông Gâm, chạy từ Tuyên Quang xuống Đoan Hùng – Phù Ninh. Trước mặt là vùng đồng bằng rộng lớn kéo dài của vùng tam giác châu thổ sông Hồng. Đây là chu tước. Trước mặt nổi lên ngọn núi cao 1281 mét, đó là nui Tản Viên làm Án sơn. Các dòng nước của sông Hồng, sông Đà, sông Lô dẫn mạch chảy vòng từ Tây Bắc xuống Đông Nam rồi vòng lên hướng Đông hợp lưu với sông Lô ở ngã ba Bạch Hạc tạo thế Thủy Viên Thành làm cho kinh đô có một vẻ hùng vĩ. Kinh đô Phong châu là một đại long mạch của Việt Nam vì nó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của một thế đất đẹp là phải có thanh long, bạch hổ, chu tước, huyền vũ. Chính vì điều này nên kinh đô Phong Châu và triều đại Hùng Vương tồn tại hơn 2000 năm. Khi An Dương Vương dời đô từ Phong Châu về Cổ Loa được 10 năm thì bị mất nước.
2. Cổ Loa - kinh đô nhà nước Âu Lạc
            Sau khi đánh thắng 50 vạn quân xâm lược nhà Tần, Thục Vương quyết định xây thành Cổ Loa. Loa Thành hay Cổ Loa Thành, còn có tên khác là Tư Long Thành, người Trung Quốc thường gọi là Côn Lôn Thành, chính là kinh thành của nước ta thời An Dương Vương. Di tích Loa Thành nay vẫn còn ở huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Truyền thuyết nói Loa Thành gồm đến chín vòng, được đắp theo kiểu xoáy hình trôn ốc, nhưng di tích còn lại chỉ thấy có ba vòng, dài tổng cộng hơn mười sáu cây số. Loa Thành là công trình kiến trúc lớn nhất của nước nhà thời cổ đại. Tục truyền rằng Thục Vương xây thành nhiều lần nhưng đều không thành công. Thành này cứ hễ đắp xong lại bị sụt lở, khiến nhà vua rất lấy làm lo. Nhà vua bèn trai giới sạch sẽ, khấn trời khấn đất và các vị thần núi, thần sông, rồi khởi công đắp lại. Mùa xuân, tháng ba, chợt có thần nhân đến trước cửa thành, chỉ vào thành rồi cười mà nói rằng:
            - Đắp như thế thì đến bao giờ mới xong?
            Vua liền mời vào điện để hỏi. Thần nhân nói:
            - Cứ đợi Giang sứ đến. Nói xong, thần nhân cáo từ đi ngay.
            Sáng hôm sau, vua ra cửa thành, thấy có con rùa bơi trên sông, từ phía Đông đến, nói được tiếng người, xưng là Giang sứ, bàn được chuyện tương lai. Nhà vua mừng lắm, để lên mâm vàng rồi đặt mâm lên điện và hỏi về nguyên nhân khiến cho thành bị sụt lở. Rùa vàng đáp:
             - Ấy là bởi tinh khí núi sông của vùng này bị hồn thiêng của con vua thuở trước phụ vào để trả thù cho nước. Nó nấp ở núi Thất Diệu. Trong núi ấy có con quỷ, ấy chính là hồn thiêng của người con hát thuở trước chết chôn ở đấy hoá thành. Cạnh núi có cái quán, chủ quán tên là Ngộ Không. Ông ta có đứa con gái và một con gà trắng, đó chính là hư khí của tinh, phàm ai là người qua lại và ngủ đêm tại đó đều bị chết vì bị quỷ ám. Chúng có thể gọi nhau, họp đàn họp lũ, làm cho đổ cả thành. Nay nếu giết được con gà trắng ấy để trừ tinh khí đi thì thành sẽ tự nhiên xây được bền vững.
Nhà vua nghe vậy, liền đem rùa vàng đến quán, giả làm người xin ngủ trọ. Chủ quán nói:
- Ngài là bậc quý nhân, vậy xin đi ngay kẻo ở đây là mắc họa. Nhà vua cười nói:
            - Sống chết đều có mệnh số cả, ma quỷ mà làm gì nổi? Nói rồi, vẫn cứ ngủ lại quán. Đêm khuya, nghe tiếng quỷ từ ngoài vào gọi mở cửa, rùa vàng liền quát mắng khiến lũ quỷ không sao vào được. Gần sáng, khi nghe tiếng gà gáy thì chúng bỏ chạy tan tác. Rùa vàng cùng vua đuổi theo chúng. Tới núi Thất Diệu, tinh khí của lũ quỷ biến mất. Nhà vua cùng rùa vàng bèn trở về quán. Sáng sớm, chủ quán tưởng nhà vua đã chết bèn gọi người đến khâm liệm để đem đi chôn. Thấy nhà vua vẫn vui vẻ cười nói, chủ quán sụp lạy mà thưa rằng:
            - Ngài được như thế này ắt phải là thánh nhân. Nói đoạn, vua xin gà trắng đem giết để tế lễ. Gà chết, con gái của chủ quán cũng chết theo. Vua liền sai người đào núi Thất Diệu, thấy ở đó có nhạc khí cổ và xương người, liền sai đốt thành tro rồi đổ xuống sông. Yêu khí ma quỷ từ đó mất hẳn. Cũng từ đó, thành đắp chưa quá nửa tháng đã xong. Rùa vàng liền cáo từ ra về[1]. Nhà vua cảm tạ và hỏi rằng:
            - Đội ơn ngài đã giúp đắp thành vững chắc. Nhưng, nay mai nếu có giặc đến thì lấy gì mà chống giữ?
            Rùa vàng liền trút chiếc móng đem cho vua và nói:
- Nước yên hay nguy đều do trời định đoạt, nhưng người cũng nên phòng bị. Nếu có giặc đến thì dùng móng thiêng này mà làm lẫy nỏ, nhằm thẳng giặc mà bắn thì không lo gì. Vua sai bề tôi là Cao Lỗ chế nỏ thần, lấy móng rùa vàng làm lẫy, đặt tên là Linh Quang Kim Trảo Thần Nỏ
            Thành Cổ Loa không những là một công trình đồ sộ, cổ nhất của cả dân tộc mà còn là một tinh hoa quân sự của người Việt. Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới thủy văn dày đặc, tạo thành một vùng khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng một căn cứ thủy binh hùng mạnh.
Thời Âu Lạc, thành nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng trên một khu đất đồi cao ráo ở tả ngạn sông Hoàng, nhánh lớn quan trọng của sông Hồng, nối liền con sông này với sông Cầu, con sông lớn nhất trong hệ thống sông Thái Bình (qua nhiều thế kỷ sông Hoàng hiện bị phù sa bồi đắp trở thành một con lạch nhỏ). Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa. Người Trung Quốc gọi Cổ Loa là Côn Lôn thành.
Về mặt quân sự, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm. Với các bức thành kiên cố, với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy, Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đô. Đồng thời là một căn cứ kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ binh. Nhờ ba vòng hào thông nhau dễ dàng, thủy binh có thể phối hợp cùng bộ binh để vận động trên bộ cũng như trên nước khi tác chiến.
Về mặt xã hội, với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh lính, thành Cổ Loa là một chứng cứ về sự phân hóa của xã hội thời ấy. Thời kỳ này, vua quan không những đã tách khỏi dân chúng mà còn phải được bảo vệ chặt chẽ, sống gần như cô lập hẳn với cuộc sống bình thường. Xã hội đã có giai cấp rõ rệt và có sự phân hóa giàu nghèo rõ ràng hơn thời Vua Hùng.
Về mặt văn hóa, Cổ Loa hiện là một tòa thành cổ nhất còn để lại dấu tích, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt Cổ.
Với vị trí thuận lợi ấy, với cách bố trí thành 9 lớp xoáy trôn ốc, 18 ụ gò cao nhô hẳn ra chân lũy để có thể từ cao bắn xuống. Với vũ khí nỏ thần và những mũi tên đồng lợi hại, sức mạnh quân sự tổng hợp của thành Cổ Loa thời ấy thật đáng sợ.
Năm 938 sau khi đánh tan quân Tống giành lại độc lập, Ngô Quyền đóng đô ở Cổ Loa trong 27 năm.
3.  Hoa Lư (Ninh Bình) – kinh đô của triều đại nhà Đinh và Tiền Lê
Cố đô Hoa Lư là quần thể di tích lịch sử văn hóa liên quan đến sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc thuộc ba triều đại nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý, tính từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tông trong lịch sử. Nơi đây là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội. Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội), Hoa Lư trở thành Cố đô. Các triều vua Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau đó dù không đóng đô ở Hoa Lư nữa nhưng vẫn cho tu bổ và xây dựng thêm ở đây nhiều công trình kiến trúc như đền, lăng, đình, chùa, phủ. Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư hiện nay có diện tích tự nhiên 13.87 km² thuộc địa bàn tỉnh Ninh Bình. Với bề dày thời gian hơn 1000 năm, Cố đô Hoa Lư là nơi lưu trữ các di tích lịch sử qua nhiều thời đại.
Nằm trên địa bàn giáp ranh giới hai huyện Hoa LưGia Viễn và thành phố Ninh Bình của tỉnh Ninh BìnhKinh đô Hoa Lư xưa, thời Hồng Bàng thuộc bộ Quân Ninh. Dưới những chân núi đá vôi là 48 hang động thuộc hai huyện Gia Viễn và Hoa Lư. Các hang động này đi qua 31 huyệt mạch chính và 18 điểm tâm linh. Tỉnh Ninh Bình còn có đèo Tam Điệp, cách Hà Nội chừng 150 km về phía Nam. Phía Bắc của đèo Tam Điệp là những thung lũng lớn với những vách núi sừng sững. Phía Nam là đồng bằng Hà Trung. Dưới góc độ phong thủy, đèo Tam Điệp như một con rồng chầu về đất Hoa Lư. Như vậy là một mô hình lý tưởng trong phong thủy với tả thanh long, hữu bạch hổ, tiền chu tước, hậu huyền vũ dường như đã hội đủ ở Hoa Lư. Nhờ những huyệt mạch này mà Hoa Lư trở thành một vùng đất linh thiêng, sinh ra nhiều hào kiệt (nhân kiệt).
Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo
Hoa Lư đô thị Hán Trường An
Đại Cồ Việt đương thời với nhà Tống bên Trung Quốc niên hiệu là Khai Bảo và Hoa Lư là một đô thị như Trường An là đô thị của nhà Hán. Nhà Hán cai trị nước Trung Quốc vào năm 206 trước Công nguyên và cố đô Trường An.
Khi mới lập quốc, bắt đầu thời kỳ độc lập và tự chủ, các nhà văn hiến thời Hoa Lư đã tự coi mình như nhà Tống bên Trung Quốc và coi kinh đô Hoa Lư như kinh đô Trường An của nhà Hán. Như vậy, đất Hoa Lư mở đầu thời kỳ văn vật hay văn hiến của nước ta, trong những năm tháng huy hoàng đầu tiên của lịch sử[2].
Thời nhà Ngô, vùng này là nơi cát cứ của Đinh Bộ Lĩnh. Ông đã đẩy lui thành công cuộc tấn công của chính quyền trung ương Cổ Loa năm 951 do 2 anh em Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập và Nam Tấn vương Ngô Xương Văn đích thân chỉ huy. Cho tới khi nhà Ngô mất, đây vẫn là vùng cát cứ của Đinh Bộ Lĩnh.
Năm 968Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân, lên ngôi hoàng đế và đóng đô ở Hoa Lư, nơi đây trở thành trung tâm chính trị của nước Đại Cồ Việt. Từ năm 968 đến năm 1009, có 6 vị vua (Đinh Tiên HoàngĐinh Phế ĐếLê Đại HànhLê Trung TôngLê Long ĐĩnhLý Thái Tổ) thuộc 3 triều đại đóng đô tại đây. Thời kỳ này, Hoa Lư là nơi diễn ra nhiều hoạt động ngoại giao giữa các triều đình nước Đại Cồ Việt với triều đình nhà Bắc Tống (Trung Quốc).
Năm 1010Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long. Từ đó đến thời Trần, vùng này thuộc lộ Trường Yên. Nhà Trần sử dụng thành Nam Trường Yên của cố đô Hoa Lư để làm cứ địa kháng chiến chống Nguyên Mông. Vua Trần Thái Tông xây dựng ở Hoa Lư thành cung Vũ Lâm, đền Trần thờ thần Quý Minh và chùa A Nậu. Cung Vũ Lâm là nơi các vua Trần xuất gia tu hành.
Đầu thời Lê sơ, vùng cố đô Hoa Lư nhập vào Thanh Hóa, từ thời Lê Thánh Tông lại tách ra, thuộc phủ Trường Yên, thừa tuyên Sơn Nam. Qua thời Nam Bắc triều, từ thời Lê trung hưng tới thời Tây Sơn, vùng này thuộc phủ Trường Yên thuộc trấn Thanh Hoa ngoại. Từ cải cách hành chính của vua Minh Mạng năm 1831, vùng này thuộc tỉnh Ninh Bình.
Đinh Bộ Lĩnh là một vị tướng có công dẹp tan loạn Thập nhị Sứ quân và lập ra nhà Đinh. Ông là người ở động Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, là con Đinh Công Trứ[3], thứ sử Hoan Châu về đời Ngô Quyền. Như vậy, Đinh Bộ Lĩnh là người sở tại, người địa phương, ông không phải là người từ nơi khác đến Hoa Lư. Thân phụ của ông thì làm quan nơi khác nhưng thân phụ của Đinh Bộ Lĩnh mất sớm, ông theo mẹ về quê, ở với chú. Như vậy, có thể hiểu rằng Ninh Bình là quê ngoại của Đinh Bộ Lĩnh và người chú ruột của Đinh Bộ Lĩnh cũng ở tỉnh Ninh Bình.
Còn tại sao lại gọi là Hoa Lư? Hoa Lư tức là hoa lau, lau đọc trại đi thành lư. Theo Từ điển Việt Nam thì lau là một loại cỏ, lá như lá mía, có bông trắng, mỗi khi có gió thổi, bông trắng ở ngọn cây lau bay phất phới, trông chẳng khác nào một ngọn cờ.
Khi Ngô Quyền mất, nhà vua có di huấn là phải lập con mình là Ngô Xương Ngập lên ngôi vua. Dương Tam Kha bỏ lời di huấn đó mà cướp ngôi của nhà Ngô. Đất nước bắt đầu loạn. Vua chẳng ra vua, dân chẳng ra dân, mạnh ai người nấy xưng hùng xưng bá. Hơn nữa, vùng động Hoa Lư núi non hiểm trở, đi lại rất khó khăn cho nên các hào kiệt nổi lên cai trị mỗi người một phương, tạo thành loạn thập nhị sứ quân.
Không những chỉ ở vùng núi non hiểm trở như vùng Hoa Lư mới có những hào kiệt nổi lên làm Sứ quân, mà ngay ở những vùng đồng bằng như Thái Bình, cảnh hỗn quân hỗn quan này cũng đã hiện ra khiến cho toàn dân điêu đứng, chẳng biết nương cậy vào ai.
Người ta thường nói: Anh hùng tạo thời thế hay thời thế tạo anh hùng. Đinh Bộ Lĩnh ở động Hoa Lư ngay từ nhỏ đã tỏ ra là một anh hùng kiệt xuất. Sứ quân Trần Lãm nghe tiếng liền thâu nhận Đinh Bộ Lĩnh và giao cho giữ binh quyền. Khi Trần Lãm mất, Đinh Bộ Lĩnh đem quân về đóng ở Hoa Lư vì nơi đây không những là quê nhà mà địa hình địa vật ở khắp vùng gần xa cậu bé chăn trâu đều thuộc nằm lòng, như nắm trong lòng bàn tay.
Hậu duệ của Ngô Vương đem quân đến đánh, gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của Đinh Bộ Lĩnh, liền rút lui một cách thê thảm. Họ có ngờ đâu rằng thời thế và địa linh đã tạo ra Đinh Bộ Lĩnh - người anh hùng cứu nước, để tiếng muôn đời về sau.
Các sứ quân chung quanh đều cùng nhau kéo về Hoa Lư để thử sức, nhưng đoàn quân nào cũng gặp chiến bại ê chề cho nên các tướng tài giỏi và các vị hào kiệt biết người biết của đều tôn Đinh Bộ Lĩnh là Vạn Thắng Vương, bách chiến bách thắng.
Năm 968, sau khi thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng Đế, Đinh Bộ Lĩnh lấy hiệu là Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt và đóng đô ở Hoa Lư, nơi ông sinh trưởng.
Theo các nhà nghiên cứu phong thủy thì Hoa Lư có cấu hình giống Vạn Lý Trường Thành thu nhỏ. Tần Thủy Hoàng đã dùng sức người để nối lại với nhau những đoản thành nhỏ do các đời vua trước xây để bảo vệ và đề phòng quân nước nọ đánh chiếm nước kia. Các đoản thành nối lại với nhau thành một trường thành, gọi là Vạn Lý Trường Thành. Đinh Tiên Hoàng cũng xử dụng một cách thức như vậy để kiến thiết cố đô Hoa Lư.
Từ trên cao nhìn xuống toàn thể khu Hoa Lư, người ta thấy lô nhô nhiều ngọn núi đá cao chạy hình vòng cung, trông chẳng khác nào một trường thành thiên nhiên che chở cho một địa thế quan trọng. Những ngọn núi đá này như tay thanh long, tay bạch hổ ôm ấp, che chở cho vùng đất Hoa Lư. Dưới góc độ phong thủy thì địa thế này rất thuận lợi cho việc phòng thủ quốc gia. Chính nhờ vào vòng cung thiên nhiên này mà Đinh Bộ Lĩnh đã biến khu Hoa Lư thành kinh đô của Đại Cồ Việt. Cũng như Tần Thủy Hoàng ngày trước đã nối liền những đoản thành có trước thành một trường thành, gọi là Vạn Lý Trường Thành, thì Đinh Bộ Lĩnh cũng đã dùng gạch và đất để nối liền những ngọn núi lô nhô lại với nhau thành một vòng cung vững chắc, không có kẽ hở. Kết quả là những sứ quân khác không tài nào đem quân vượt thành cao xâm chiếm.
            Có thể thấy, chọn Hoa Lư để đóng đô là một sự chọn lựa đúng đắn lúc bấy giờ của Đinh Tiên Hoàng. Vua Đinh Tiên Hoàng đã biết khai thác triệt để thiên nhiên phục vụ cho con người. Kinh đô Hoa Lư là một quân thành vững chắc do thiên nhiên và con người làm nên. Phía Bắc thành nằm bên sông Hoàng Long nên đường giao thông thủy rất thuận tiện. Khu vực Thành Ngoại, là cung điện chính, nơi vua Đinh cắm cờ nước. Trước cung điện có núi Mã Yên, vua Đinh Tiên Hoàng đã lấy núi này làm án sơn để chống lại các luồng tà khí xâm hại quốc gia.
Kinh thành nằm giữa những quả núi lớn bao bọc xung quanh, mang tính chất quân sự, vị trí kín đáo, thuận lợi cho việc phòng thủ, tiến công, lại xa biên thùy, khó khăn trong việc giặc phương Bắc tìm hiểu, mở những đợt tấn công chớp nhoáng.
Phía đông bắc thành có núi Cột Cờ, là nơi vua Đinh cắm cờ nước, gần đó là nơi vua đứng để duyệt thủy quân trên sông Sào Khê. Phía đông nam khu Thành Ngoại còn có động Am Tiên trên lưng chừng núi, xưa là nơi vua Đinh nuôi nhốt hổ báo để trừng trị những kẻ có tội, còn ngay dưới chân núi là Ao Giải, nơi vua nuôi giải để ném những kẻ có tội xuống ao cho giải ăn thịt. Ngoài ra còn có hang Muối, hang Tiền... là nơi vua cất giữ lương thực, ngân khố. Tất cả núi sông và khu vực thành cổ nhấp nhô do thiên tạo và nhân tạo, giống như một vịnh Hạ Long trên cạn đã hình thành một quần thể kiến trúc trang nghiêm, đồ sộ, khoáng đạt mà không một kinh đô cổ nào có được.
4. Huế - Kinh đô của triều nhà Nguyễn
Nằm giữa dải đất miền Trung khí hậu khô cằn, hè nắng dội, đông mưa dầm, là một vùng non xanh nước biếc, phong cảnh kỳ tú trải dọc theo bờ con sông Hương xuôi ra biển Đông.
Gần 500 năm trước, khi biết dã tâm của người anh rể là Trịnh Kiểm sẽ sát hại cả gia đình mình, Chúa Nguyễn Hoàng đã đi cầu cứu Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trạng Trình nhìn đàn kiến leo trên hòn non bộ rồi nói: “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Hiểu ý Trạng, Chúa Nguyễn Hoàng đã xin Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa rồi xây dựng bản doanh luôn trong đó, nhờ đó mà bảo toàn được tính mạng, nhưng “Vạn đại dung thân” khác xa với “Vạn đại bá vương”. Huế có sông sâu, có núi hiểm, có Chùa Thiên Mụ và núi Ngự Bình che chắn, phù hợp cho một cuộc trốn chạy, phòng thủ.
Huế từ thời các chúa Nguyễn đã từng được chọn làm thủ phủ xứ Đàng Trong: Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Tần dựng phủ ở Kim Long năm 1635 - 1687; Nguyễn Phúc Thái, Nguyễn Phúc Khoát dời phủ về Phú Xuân trong những năm 1687 - 1712; 1739 - 1774. Huế còn là kinh đô triều vua Quang Trung Nguyễn Huệ nhà Tây Sơn, rồi một lần nữa chính thức trở thành kinh đô của cả nước Việt Nam.
 Nhìn từ biển Đông vào Huế có dạng như một con ốc ngọc đang trườn vào Nam. Thuật ngữ phong thủy gọi đại địa đó là “Hải loa Thổ châu” (Con ốc nhả ngọc). Viên ngọc ấy chính là Thành phố Đà Nẵng ngày nay. Huế có sông lớn là sông Hương như minh đường tích thủy. Sông Hương uốn mình chảy về hướng Tây Bắc, đến Nguyệt Biểu lại uốn mình chảy về hướng Đông Bắc, ngang qua trước mặt kinh thành Huế, rồi nhằm hướng Bắc đổ vào cửa Thuận An. Lưu vực sông rộng đến 300 km2. Phía nam kinh thành là đồi núi chập chùng. Hai bên tả, hữu ngạn cuả sông là những cánh đồng màu mỡ. Kinh thành Huế thuộc dạng tọa Hợi hướng tỵ - một hướng cát trạch với vương triều nhà Nguyễn.
Kinh thành Huế xây dựng từ năm 1803 (thời Gia Long) và hoàn thành vào năm 1832 (thời Minh Mạng) trên diện tích 5,21 km2, bên bờ bắc sông Hương. Với bề dày lịch sử gắn liền với chín đời cha ông nhà Nguyễn ở đây, không có gì khó hiểu khi vua Gia Long chọn mảnh đất nằm ở trung độ đất nước để làm kinh đô cho triều đại mình.
Kinh thành Huế được xây dựng theo kiến trúc của phương Tây kết hợp một cách tài tình với kiến trúc thành quách phương Đông. Kinh thành gồm ba vòng thành: phòng thành, hoàng thành và tử cấm thành. Bên trong các lớp thành cao, hào sâu là một tổng thể với hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ. Tất cả các công trình này được xây dựng xung quanh một trục chính, theo hướng nam bắc. Khởi đầu là Kỳ Đài (cột cờ), tiếp đến là Ngọ Môn, sân Đại Triều nghi, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, điện Không Thái, điện Kiến Trung và kết thúc ở cửa Hòa Bình. Các công trình kiến trúc còn lại được xây đăng đối ở hai bên đường trục như tả hữu hộ vệ bảo vệ kinh thành.
Phòng thành là vòng ngoài cùng có chu vi 9950m, thành có 10 cửa đường bộ và hai cửa đường thủy, thành dày 21m và có 24 pháo đài. Hoàng thành là vòng thành thứ hai có tên là đại nội, chu vi 2450m. Hoàng thành có 4 cửa: Ngọ Môn (Nam), Hòa Bình (Bắc), Hiển Nhơn (Đông), Chương Đức (Tây). Ngọ Môn là cửa chính của Hoàng Thành, cửa này xưa chỉ dùng cho vua đi. Tử Cấm Thành là vòng thành trong cùng có chu vi 1225m, có 7 cửa. Đây là nơi ở, làm việc của vua và gia đình. Như vậy nơi đây được tách biệt với thế giới bên ngoài.
Căn cứ vào các công trình kiến trúc hiện có ở cả ba vòng thành, có thể sắp xếp quần thể kiến trúc kinh thành Huế thành năm loại kiến trúc:
  - Nơi cử hành lễ, thiết triều gồm có Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Điện Cần Chánh, Tả Vu, Hữu Vu.
  - Nơi thờ tự: Thái Miếu, Thế Miếu, triệu Miếu, Hưng Miếu, Điện Phụng Thiên, Am Phước Thọ
  - Nơi ở của vua và Hoàng tộc: Điện Càn Thanh, cung Không Khải, điện Kiến Trung, cung Diên Thọ, cung Trường Sanh, điện Trính Minh, điện Quang Minh, …
  - Nơi vui chơi giải trí: Duyệt Thị Đường, Trường An Tạ, Thái Bình Lâu, Ngự Điếu Đình, Lầu Tứ Phương vô sự…
  - Các công sở và công quán: Điện Văn Ninh, điện Võ Hiển, Đông Các phủ nội vụ, Thị vệ trực phòng, Thái y viện, Thượng viện đường, Ngự mã trại, Kỳ đài…
Khởi công xây dựng năm 1805, Kinh Thành Huế được quy hoạch bên bờ Bắc sông Hương, xoay mặt về hướng Nam, với diện tích mặt bằng 520 ha, có 10 cửa chính. Hai cửa bằng đường thủy thông Kinh Thành với bên ngoài qua hệ thống Ngự Hà là Đông Thành Thủy Quan và Tây Thành Thủy Quan.
Thành ban đầu chỉ đắp bằng đất, mãi đến cuối đời Gia Long mới bắt đầu xây gạch. Kinh Thành Huế là sự kết hợp độc đáo giữa những nguyên tắc kiến trúc truyền thống Việt Nam, tư tưởng triết lý phương Đông với thuyết âm dương ngũ hành của Dịch học Trung Hoa cùng những đặc điểm mang ảnh hưởng kiến trúc quân sự phương Tây kiểu Vauban (tên một kiến trúc sư người Pháp cuối thế kỷ XVII). Trong lịch sử Việt Nam thời cận đại, công trình xây dựng Kinh Thành Huế có lẽ là công trình đồ sộ, quy mô nhất với hàng vạn lượt người tham gia thi công, hàng triệu mét khối đất đá, với một khối lượng công việc khổng lồ đào hào, lấp sông, di dân, dời mộ, đắp thành... kéo dài từ thời điểm tiến hành khảo sát năm 1803 (triều vua Gia Long) đến khi hoàn chỉnh vào năm 1832 (triều vua Minh Mạng).
Với mục đích phòng thủ là chính, mặt bằng của thành có dạng hình vuông hơi nhô ở phía trước theo địa hình dải đất dọc bờ sông Hương. Mỗi mặt có các cổng thành, trên có vọng lâu dùng để quan sát. Các mặt thành lại được xây khúc khuỷu với những pháo đài được bố trí cách đều nhau, kèm theo các pháo nhãn, đại bác, kho đạn... Thêm vào đó, hệ thống hào bao bọc ngay bên ngoài được đào gần 10 km chiều dài. Riêng hệ thống sông đào (Hộ Thành Hà) vừa mang chức năng bảo vệ vừa có chức năng giao thông đường thủy có chiều dài hơn 7 km (đoạn ở phía Tây là sông Kẻ Vạn, đoạn phía Bắc là sông An Hòa, đoạn phía Đông là sông Đông Ba, riêng đoạn phía Nam dựa vào sông Hương).
Dưới con mắt của các nhà địa lý phong thủy, Kinh Thành Huế nằm trên vùng “Vương đảo”, trong phạm vi được tạo ra bởi dòng chảy của sông Hương phía trước mặt và hai chi lưu gồm sông Bạch Yến, Kim Long chảy vòng mặt sau cùng hợp lại ở hạ lưu. Sông Hương đóng vai trò minh đường, cùng hai hòn đảo nhỏ Cồn Hến và cồn Dã Viên có vị thế Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ (rồng xanh bên trái, hổ trắng bên phải) chầu về trước Kinh Thành. Bên kia sông, không xa lắm là ngọn Bằng Sơn được đổi tên thành Ngự Bình, che chắn mặt trước Kinh Thành như một bức bình phong thiên nhiên, giữ chức năng tiền án. Kinh Thành và mọi công trình kiến trúc của Hoàng Thành, Tử Cấm Thành đều xoay về hướng Nam, hướng mà trong Kinh Dịch đã ghi “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” (ý nói vua quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ).
Dựa trên các nguyên tắc của thuật phong thủy, các vua nhà Nguyễn đã kết hợp các yếu tố có sẵn trong địa hình tự nhiên như sông, núi, đảo... cùng sự can thiệp đúng chỗ của bàn tay con người khi lấp một số đoạn của sông Bạch Yến, Kim Long, đồng thời đào một loạt hệ thống sông, hào ở trong và ngoài Kinh Thành để phục vụ cho ý tưởng của mình. Tất cả những cố gắng trên không nằm ngoài ý nguyện định đô lâu dài của vương triều Nguyễn. Thật khó nhận ra sự sắp xếp gò ép trong một tổng thể hài hòa kiến trúc - thiên nhiên như thế. Không gây ấn tượng trấn áp tinh thần, cũng không có vẻ hoang sơ dã thảo, Kinh Thành Huế khiến cho người ta cảm nhận được đúng mức không khí tôn nghiêm nhưng không mất đi cảm giác êm đềm thư thái giữa thiên nhiên gần gũi. Bên cạnh đó, phong cách kiến trúc và cách bố phòng khiến Kinh Thành Huế thực sự như một pháo đài vĩ đại và kiên cố nhất từ trước đến nay ở Việt Nam mà Le Rey, một thuyền trưởng người Pháp đã từng đến Huế năm 1819 phải thốt lên: “Kinh Thành Huế thực sự là pháo đài đẹp nhất, đăng đối nhất ở Đông Dương, thậm chí so với cả pháo đài William ở Calcutta và Saint Georges ở Madras do người Anh xây dựng”[4].
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

越南成都的風水
 
                              高  (成功大學)
1。雄王洲海防 - 資本的範郎的狀態
平陽王街祿定制的紅魔王的寶座,他的兒子,宋琳紫膠長泉。他的長子王範郎紫膠長泉,被稱為資本的海防洲區巴赫,富壽雄王的寶座是18的生活。閎叭嗯18日國王開始從國王的平陽王雄王20-2621年的生命。因此,18國王逝世雄王蓬洲灣郎資本在全國至少有2000年。一個傳奇式的人物不是正宗的,但是那傳說中的歷史意義的意思是仙女龍的民族高貴的血統,創始時代的範郎千百年來和平處理和資本海防洲一個偉大需要很長,很長很長的電路
從水,紅國王不得不注意的地方資本。其中,第一個圖是紅河,黑河,位於省,富壽省和清翠的土地之間的交流。這片土地是相對平坦的,但狹窄的景鴻洲海防決定遷都的老城區約20公里,北。三是今天越南。
省會廣州是一個長期的重鏈,符合條件的資本千年。其中,資本是叉式起重機 - 紅河,羅大玻璃殼形成一個擁抱海防洲三大河流的交叉點。北大潭道龍,下山脈南部的黃連山地區日元立,兒子的手屏蔽罩 - 這是白虎手。西北99象小山,山紅(靈山)兩側是相同的消息。紅是一個山龍頭旋鈕。這是最後的土地面積在邯河,從宣光
杜安紅富寧。在前面的一個廣袤的平原紅河三角洲三角伸展。這是週期剝奪。浮動前面山高1281米,它是譚鞍山。羅丹麥的水域,紅河,從西北流向東南圓和圓的匯合與東叉地段巴赫黑沙創建的卡列表成員的資本似乎英雄緯度。室歐洲國家的首都,是一個美麗的土地,是有青龍,白虎,鳳凰,龜,因為它符合要求的越南水果電路。正因為如此,資本海防洲雄王時期存在超過2000年。平陽王街時遷都海防洲總長為10年脫水。
 
 
2。羅亞 - 資本的奧拉克
在擊敗侵略者秦,蜀王決定建立合作總長的。羅亞羅亞,也被稱為塗隆,中國人通常被稱為為崑崙,是我們國家的首都,一個平陽王街。音箱的文物仍然在河內郊區東英小區,。聯想揚聲器包括九發,是由螺旋渦的時尚,但其餘的文物看只有三個回合,共超過16公里。發言者是全國最大的結構在古代。據傳說,王澍建設好幾次,但都沒有成功。保存起來完成,每個人都崩潰,讓國王很擔心。國王的兒子乾淨,毛巾太陽地球和神的山,河神,然後再次啟動。三月,春天,突然有親戚在門前,然後笑著說:
- 應用它,喜歡它永遠不會結束?
國王邀請在電話中問。聖靈說:
- 只是等待老師。詞,從親戚走的報表。
第二天早上,國王是出了門,看到海龜在河裡游泳,從東說,自稱是教授,你對未來充滿信心。國王很高興,一個金色的托盤,將托盤上的電話,問的崩潰的原因。金烏龜說:
它是由氣體這一地區的山脈和河流報仇的水,是古代帝王的靈魂的一面。隱藏在山共濟失調。在山妖,是死者的靈魂唱的古老埋有貨。山旁的酒吧,酒保悟空。他有一個女兒和一個白雞,這是破壞地球上的空氣,每個人都又回來了,花的夜晚有死擁有。我們可以互相調用,滿足人民群眾的洪水,使棚。現在,如果殺白雞感染的氣體,自然會建立可持續的。國王聽見了,黃金龜把它的店,假裝睡覺客棧申請人。店主說:
-他是一個你,所以,請至少這裡的油畫。國王笑著說
-出生和死亡的命運,你做的很好的魔鬼?說過的話,還在睡夢中的一致。晚上,聽到​​魔鬼從外線電話是開放的,金色的龜立刻喊道,惡魔不能進入的。近早上,一邊聽著烏鴉,他們逃離散了。黃金龜王追逐他們。共濟失調山,妖氣消失。國王和金色龜回店去了。一大早,業主想死的籠罩國王放棄埋葬。眼看著王仍然快樂地笑,所有者下降弓和說:
他是這樣的,必須有一個聖人。說白雞之王帶來的謀殺犧牲。死雞的主人的女兒也死了。國王派,桃花山共濟失調,古文書和骨頭了,就差化為灰燼,然後扔到河裡。愛魔鬼的氣體。同時,從那裡,覆蓋不到的半個月完成。連續的黃金龜的報告。王表示感謝,並問:
-團隊請他幫助蓋牢固。但是,如果明天的敵人戰鬥保留的嗎?
黃金龜立即倒的基礎,使之王,說:
水或風險由上天決定的,但應該是。如果敵人使用這個神聖的基礎,得到它,直接的敵人,你不用擔心它。國王派我的表面是上帝的損失,並收集黃金龜的基礎上,名為“金靈光寺運動本身
有限公司總長城堡不僅是一個龐大的結構,歷史最悠久的國家,但也是一個越南的軍事精英。總長左右,密集的水文網絡,形成一個封閉的區域,方便了強大的玻璃基地的建設。
奧拉克,位於頂部的上一個高大的山丘土地上黃河左岸,最重要的分支,紅河紅河三角洲三角,連接河,河上的橋,大的河流在太平河系統(通過幾個世紀以來,黃河局成為一條小溪)。從這裡,你可以控制平原和手繪的局部區域。中國叫是崑崙。
在軍事方面,聯合羅亞的古代越南在反對外來侵略,保衛國家的工作中顯示出獨特的創意。憑藉雄厚的牆壁,深的戰壕和掩體,儲蓄是穩固防守的基礎,保護國王,法院和資本。同時,水步兵基地,是一個和諧的組合。經過三輪輕鬆,水可以配合步兵土地以及水戰步兵運動。
社會上,每個棲息​​地的分佈為王,士兵中,聯合,羅亞是一個證據的當時社會的解體。這期間,國王不僅隔開了,但必須壁壘森嚴,幾乎是她生活中正常的生活。社會階層有不同的分工明確,富人與窮人之間比紅國王。
文化有限公司,總長城堡是一座城堡老葉的痕跡,證明了的創意,技術能力以及越南證券市場的文化。
擁有便利的地理位置,與9級的佈局擺動,18個碼頭高墩突出其真正的權力必然能夠擊落。隨著武器弩和箭共享相同的利益和風險,總長有限公司的軍事實力合成的是可怕的。
938的軍事失敗後堂獨立的,非政府組織了總長在27年。
 
3。安和路(寧平)庭和天樂王朝的首都 -
安和路古都的文化歷史遺跡相關的職業生涯的三個朝代亭,樂和Ly的民族英雄,從亭田晃LY童泰歷計算歷史。這是資本在越南的第一個中央集權的封建國家的歷史:江山均勻,類型總計 - 高達沾和發展首都河內。 1010年君主泰國遷都安和路(寧平)升龍(河內),安和路古都成了。君主的統治,陳樂和阮雖然不是資本在安和路了,但仍然改造與建設的附加建築,如寺廟,村莊,寺廟,佛塔,覆蓋。安和路的歷史古都,現在的13.87公里²寧平省的自然區域。超過1000年,古都安和路是在哪裡存儲的歷史時代。
坐落在兩區安和路,寧平嘉和城市的寧平,安和路古都的城市,殖民地的香港邦泉寧區相鄰的邊界。下足了溶洞是在兩個地區的 VIEN安和路48。通過31個主要動脈和精神得到18分的洞穴。寧平也有三峽通行證,從河內以南約150公里的路程。山口北面的長江三峽是大山谷與高聳的山脈。南部平原下的Trung。風水的角度來看,三峽通過如龍安和路兩側的土地。所以是一種理想的模型來描述風水青龍,白虎,進行剝循環,後懸掛臂似乎在安和路。由於血管安和路成為一個神聖的土地上,更引以為傲的傑作(代表作)。
越南楊彤聲明
安和路漢長安城的城市
越南的岱有限公司宋黨與當代中國約會宣派及安和路是一個自治市,如漢長安城。漢朝統治下的中國在公元前206年的古都長安。
當開國元勳,期間開始的獨立性和自主性,安和路憲法作家認為自己在宋代在中國,安和路認為,資本作為資本的漢長安。因此,土地安和路開業期間,我國的性格或文化,在第一年的輝煌歷史。
吳時期,這方面的任何沙亭博靈。他成功地擊退了攻擊中央政府總長951由兩兄弟天堂般的沼澤王的非政府組織南圖書譚非政府組織範國王親自指揮。直到吳的房子,這仍然是在沙灘上庭柏靈。
968,博靈庭上來完成的12軍閥障礙,來的王位和他的資本在安和路,成為國家的大聯合越南的政治中心。從968到1009,有的六大天王(戴樂庭田晃,庭皇帝廢物,禪師,樂的Trung塘,樂龍庭,LY泰國)的三個朝代的資本基礎。這期間,安和路現場的許多外交活動的國家之間的大聯合越南法院為北宋(中國)。
1010年,LY泰國遷都升龍。從那時起陳德良的張庭日元面積的公路。陳南張庭日元使用的古都華閭,,保持抗戰阮旺角。王陳童泰供應安和路武琳,陳寺建設,敬拜你胡志明市和寶塔褐色的。天宮林陳武,王祝聖和尚。
清化安和路古都輸入個人資料,樂,樂的堂分割以來,日元,該部南的兒子說。通過南北朝時,從樂的Trung紅西山,學校的外國政府日元清華鎮。從金明命在1831年,這方面的寧平的行政改革。
庭博靈是一個普遍的十字架用破碎的疾病,並設立大使館。他在安和路,寧平省亭叢儲的東西用戶還洲非政府組織的生活。所以,亭,博靈的主機,當地的人,他是不是安和路的地方。他的父親,然後其他地方,但亭博靈的父親去世了,他的母親帶他回家,有薪。因此,這是可以理解的,外國寧平定柏靈和叔叔的庭柏靈的寧平省。
為什麼它被稱為安和路呢?安和路花是乾淨的,清潔的陣營讀取刻錄機。據越南詞典擦拭是一種草,葉為甘蔗的葉子,白色的花朵,每一次風吹,白色的棉拖把上衣,揮舞著戰士,看起來像一個標誌。
非政府組織死亡時,王機動訓練是建立兒童沼澤是看不起的寶座上。平陽譚黎離開了他的機動訓練,他家的篡位者。國家開始紊亂。王不王,人不是人,她強烈的人脈英雄。此外,安和路崎嶇蜿蜒的山脈,旅遊是非常困難的,驕傲的傑作出現的每一個統治者,創建的十二進制障礙軍閥。
不僅在多山的地區,如安和路引以為傲的新傑作的軍事出現,但即使在平原地區,在太平洋地區,以及更多的軍事場景也出現了,整個人口條件站立,不依賴於任何人。
人們常說:英雄創造的英雄。庭博靈安和路在早期的時代已被證明是一個優秀的英雄。陳琳聽到軍閥立即承認庭柏靈分配到步兵持有人。當陳林的損失,亭,博靈部隊將在安和路,因為它不僅是一個家,但整個牛群的地形近及遠的物體男孩的心,握在手中。
吳王的後裔入侵,遇到了激烈的抵抗的庭柏靈,馬上退到顯著。他們有一個想創建的時間和地點的靈活性庭柏靈 - 挽救國家的英雄,永恆小時後。
安和路周圍的軍閥都拉到一起去嘗試,但我得到一個被打敗的軍隊e紅色帶這麼有才華的將領和激情知道誰知道的庭柏靈,範升美國,部門的戰爭中立於不敗之地。
968,統一的國家後,被加冕為帝庭博靈的標題,田晃命名為全國岱有限公司越南和資本在安和路,他在那裡長大。
根據風水學,安和路具有相同的配置微型長城。秦始皇使用的電源連接到一起到小部分的建設,以保護和防止國家侵略過其他國家的國王之前。鏈接到一個領域,被稱為長城。庭田晃還可以使用這樣的方式來構建古都安和路。
從上面往下看整個地區的安和路,起伏看到越來越高洛磯山脈的弧線,看起來像一個天然氣田保護的重要位置。石頭山手青龍,白虎的懷抱,保護土地安和路。風水的角度來看,位置是非常方便的國防。由於自然的弧度,庭柏靈安和路的大聯合越南的資本。以及秦始皇的前一天已經連接在前面的一所學校,被稱為長城,博靈庭也用磚和地連接在一起,形成一個群山起伏弧固體,無間隙。因此,其他軍閥不能出兵超越高侵襲。
可以看到,選擇一個正確的選擇的時候,庭田晃安和路以資本為。王庭田晃,利用自然為人類。安和路的首都是一個堅實的軍事自然和人為的。北就在晃瀧,,交通十分便利。外貿部門,是主要的宮殿,王庭標誌。馬日元的宮殿前,王庭山田晃了山,塗裝工程,以打擊侵入性的氣體流量邪惡的國家。
城市之間的大山包圍的軍事性質的,不顯眼的位置,方便防守,進攻,從邊疆地區,北方侵略者的困難學習,打開雷電襲擊。
東北進山的膠輥有限公司,是國王庭國旗不遠的地方,國王站在瀏覽聖保羅溪山河的海軍陸戰隊員的。東南亞的會員國也起著上午在半山腰,過去的王庭囚禁氣勢洶洶地懲罰犯罪,腳下的山奧地利獎,她提出把這些傢伙有罪的池塘的肉。也有掛10,現金...食品儲藏是國王國庫。所有的山山水水機車車輛在該地區由於自然和人為的,如地面下龍灣已形成了莊嚴的建築,巨大的,自由的無股本是。
 
4。順化阮朝的皇城
坐落於中央地帶的乾旱氣候,強烈的夏日陽光和冬季雨,水是一種非具體而言,綠地面積傳播沿河岸景觀特色下降到東部海域。
近500年前,當他的姐夫是惡意鄭氏,劍會殺了他的家人,主阮晃去幫助阮平范家謙,時尚的外觀螞蟻爬在盆景說: “油漆恆長,還有很大的享受。”了解的狀態,主阮晃的鄭氏順安和讓總督土壤,然後一直在總部大樓,從而維護生命,但“非常享受”相距甚遠“大學王國“。色調河深,山險,天姥寺和恩古平山屏蔽適合運行的防守。
從阮惠的時候,已被選定為蘇丹首都:阮福蘭,阮福譚金長邊在1635 - 1687;泰國阮福阮富軒福政府在1687年提出 - 1712年,1739年至1774年。色調是資本的統治國王杜光阮惠西山,然後再正式成為越南的國家資本。
 從中國南海的色調,看起來像珍珠南蝸牛爬行。風水術語叫的地方,“歐洲土耳其揚聲器”(蝸牛釋放珍珠)。珠寶是今天峴港市。色調香水,如單向玻璃面積較大的河流。香水河彎曲流向西北,到樂表捲曲朝東北方向流動,整個順化皇城的前面的,然後到北到順安。為300平方公里的流域。在城市的南部是丘陵孩子。兩個在左,右岸的河是良田。順化城堡的為難民遣返坐標 - 阮朝的方向屬性砂。
順化的城堡,建於1803年(龍)和完成於1832年(明命陵),面積為5.21平方公里,香水河的北岸。憑藉豐富的歷史與九命阮神父說,在這裡的,是不難理解,當國王嘉龍選擇的土地位於中部地區的資金,他的統治。
色調城堡建造的西洋建築,結合了東方建築的圓頂一個巧妙的方法。城市由三個回合:房間,城堡和故宮。內部高成護城河作為一個整體與數百個大大小小的建築類。所有這些工作都圍繞主軸線,在南北方向。啟動站(旗桿),其次是由非政府組織的門,大北方舒適度院子,泰國和宮,箏,電動,電動泰國,學習中心和結束在和平口。其餘的建築物建成後對任何一方所描述的財產監護人,以保護城市的骨幹。
圓周最外層的環9950米,路上有10個門,兩個門水道厚,24堡壘。 是第二個環,稱為內部和周邊的2450米。城堡4門:非政府組織週一(南區),和平(北)仁(東),德國(章西)。非政府組織門是正門的城堡,舊門為王。同樣周長的1225米紫禁城內,有七門。這是住的地方,工作和家庭。因此,這裡是從外界分開。
基於現有的結構在3元環,可以安排商務建築色調架構分為五大類:
  -廣場的慶祝活動,潮汐,包括電氣可以箏,泰國和非政府組織門宮,大武武。
  -禮拜場所,我福芹苴,奉添泰寺,廟,數以百萬,紅
   - 國王和皇家位置:電錢妻嗯,沒有啟示,電力健的T,芹苴張庭選葬身宮,電動胡志明市,胡志明市,...
  娛樂:瀏覽市場街謝,長安,太平樓,語調房子,從地板和聲音...
  -辦公室及商舖:電動車寧,武展,董內政部長,泰國氏防務Y,參議院,語言陣營國家站...
於1805年開工建設,順化皇城的計劃香水河的北岸,坐北朝南,一個面積為520公頃,有10門。在皇城的恩古翠東廈區和中環水務機構通過與外部水路兩扇門。
最初只覆蓋的土地,直到結束他的生命長初學者磚。順化皇城是越南,東方哲學思想與陰陽,五行,中國翻譯學校具有這些特徵的影響,西方軍事建築相結合的獨特傳統建築的原則 - 沃邦風格(十七世紀後期的法國建築師的名字)。在現代越南的歷史,建築,順化皇城可能是最龐大規模的工程建設數万成千上萬的人參加,數以百萬計的工作量立方米的岩石,挖溝巨大,填補了河,遷移,移動的墳墓,涵蓋了...完成於1832年(明命王在位)時,延長的時間在1803年的調查(統治的景嘉龍)。
其主要目的是防禦,空間的正方形突出前面的香水河沿岸地形狹長的土地。每一側的門,上的涼亭用來觀察。建設扭曲的臉轉來轉去的堡壘等距排列,連同標籤槍,大砲,彈藥...此外,每個系統外蓋挖長度近10公里。自己的運河系統(下)都提供保護和水的運輸功能的長度超過700公里(河以西,包括長城,北安和河,側董冬巴河,南段路香水河)。
在眼睛的地理風水,皇城順化位於“聯合國群島”,前面的河巴赫日元的兩條支流的河水流量的程度,金長流內再聚首下游。香水河道路情報的作用,隨著兩個小島酒精和牡蠣列表中的位置大清龍,何巴赫(左青龍,白虎在右)兩側的第一皇城。河對岸,不遠處的頂部由兒子改名為恩古平,遮擋前方的“聖經”一個天然輻射方面,運作的刑事紀錄。皇城,皇城的所有建築物,故宮正在轉向到南部,在這本書中記錄的方向“神聖男人的兒科聽力天堂”的(指王朝南統治的銀河)。
王阮風水原則的基礎上,結合自然地形,如河流,山脈,島嶼的元素...同樣的介入地方的人的手,以填補一些巴赫日元河,金朗,挖了一系列河流系統和皇城內外的戰壕,以滿足你的想法。所有的努力不為長期資本的阮氏王朝的慾望。這是硬約束的安排,在一個和諧的整體架構,這種性質的認識。不留下深刻的印象抑制的精神,也不是看起來原始,皇城,色調讓人覺得適當莊嚴肅穆的氣氛而不失沉穩之間的輕鬆的感覺自然親近。此外,建築風格和佈局,使真正的順化皇城是一個偉大的堡壘和最堅實到目前為止,在越南,但樂雷伊在1819年,法國隊隊長不得不色調嘆道“皇城順化是最美麗的的堡壘,發表在印度支那,甚至比威廉堡,加爾各答和馬德拉斯由英國人建造的聖喬治”。


[1] Đại Việt sử ký toàn thư - quyển 1.
 
[2] GS.TS Tưởng Vi Văn – GS.TS Cao Ngọc Lân, Từ Hoa Lư đến Thăng Long, Tạp chí Vân Phong (Khoa Văn học – Đại học Quốc tế Thành Công, Đài Loan), số 2/2011.
[3] Đinh Bộ Lĩnh không phải là con của Đinh Công Trứ mà là con của một con rái cá. 
[4] Le Rey, Hồi ký của những chuyến đi, Nxb. Paris, 1918.

Những tin mới hơn