Số lượng truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 3


Hôm nayHôm nay : 1208

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4095

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2935844

Giới thiệu

Đôi nét về giáo sư Cao Ngọc Lân

ĐÔI NÉT GIỚI THIỆU VỀ GIÁO SƯ, TIẾN SĨ CAO NGỌC LÂN Họ và tên:                 CAO NGỌC LÂN           Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm...

Giao su Cao Ngoc Lan

Trang nhất Bài viết» Lịch sử»

TÌM HIỂU AI LÀ TÁC GIẢ BÀI THƠ THẦN - NAM QUỐC SƠN HÀ

Thứ hai - 08/02/2021 08:39
Bài bài thơ thần - Nam Quốc Sơn Hà được xem là bài Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt. Từ lâu bài thơ này luôn gắn với tên tuổi của Lý Thường Kiệt (1019 - 1105), xuất phát từ cuộc kháng chiến chống nhà Tống xâm lăng năm 1077, kết thúc bằng trận chiến trên sông Như Nguyệt. Trong các thư tịch cổ như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết: “Mùa xuân, tháng 3, nhà Tống sai Tuyên phủ sứ Quảng Nam là Quách Quỳ làm Chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó sang xâm lấn nước ta. Vua sai Lý thường Kiệt đón đánh, đến sông Như Nguyệt đánh tan được. Quân Tống chết hơn 1 nghìn người, Quách Quỳ lui quân, lại lấy châu Quảng Nguyên của ta”. Người đời truyền rằng Thường Kiệt làm hàng rào dọc theo sông để cố thủ. Một đêm quân sĩ chợt nghe ở trong đền Trương tướng quân có tiếng đọc to rằng: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư. Tiệt nhiên phân định tại thiên thư, Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm? Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
TÌM HIỂU AI LÀ TÁC GIẢ BÀI THƠ THẦN - NAM QUỐC SƠN HÀ
Hán Việt
Nam quốc sơn hà nam đế cư,
Tiệt nhiên phân định tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Dịch nghĩa:
Sông núi nước Nam vua Việt ở,
Rành rành đã định tại sách Trời.
Lũ giặc cớ sao sang xâm phạm,
Chúng bây sẽ bị đánh tơi bời.
1. Xuất xứ bài thơ thần - Nam Quốc Sơn Hà
Bài bài thơ thần - Nam Quốc Sơn Hà được xem là bài Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt. Từ lâu bài thơ này luôn gắn với tên tuổi của Lý Thường Kiệt (1019 - 1105), xuất phát từ cuộc kháng chiến chống nhà Tống xâm lăng năm 1077, kết thúc bằng trận chiến trên sông Như Nguyệt.
Trong các thư tịch cổ như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết: “Mùa xuân, tháng 3, nhà Tống sai Tuyên phủ sứ Quảng Nam là Quách Quỳ làm Chiêu  thảo sứ, Triệu Tiết làm phó sang xâm lấn nước ta. Vua sai Lý thường Kiệt đón đánh, đến sông Như Nguyệt đánh tan được. Quân Tống chết hơn 1 nghìn người, Quách Quỳ lui quân, lại lấy châu Quảng Nguyên của ta”. Người đời truyền rằng Thường Kiệt làm hàng rào dọc theo sông để cố thủ. Một đêm quân sĩ chợt nghe ở trong đền Trương tướng quân có tiếng đọc to rằng:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư.
Tiệt nhiên phân định tại thiên thư,
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Sau đó, cuộc kháng chiến thắng lợi quả như lời thơ.
Sách Việt Điện U Linh có viết: “Đến thời vua Lý Nhân Tông, quân Tống sang lấn, tiến vào trong cõi. Vua sai Thái uý Lý Thường Kiệt lập trại ở ven sông để chống giữ. Một đêm quân sĩ nghe trong đền có tiếng thần ngâm thơ”:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Rồi quả nhiên quân Tống bị thua, phải rút về nước.
Ngoài ra, sách Lĩnh Nam Chích Quái cũng có viết về nội dung này nhưng có dị bản: “Đêm ấy Đại Hành mộng thấy hai thần nhân cùng xông vào trại giặc mà đánh. Canh ba đêm ba mươi tháng mười, trời tối đen, mưa to, gió lớn đùng đùng. Quân Tống kinh hoàng. Thần nhân tàng hình ở trên không, lớn tiếng ngâm rằng”:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư.
Như hà Bắc lỗ lai xâm phạm,
Bạch nhẫn phiên thành phá trúc dư.
Quân Tống nghe thơ, xéo đạp vào nhau mà chạy tan… Lê Đại Hành trở về ăn mừng, phong thưởng công thần, truy phong cho hai vị thần nhân. Sau đó, vua ban chiếu sai dân phụng thờ. Nay vẫn còn là phúc thần.
Tác phẩm này cho ta biết rằng bài thơ này được đọc trên sông Như Nguyệt thời Lê Hoàn nhưng không nói ai là tác giả, như vậy xuất xứ của bài thơ đến nay vẫn chưa thống nhất được. Theo thời gian cho đến nay các nhà nghiên cứu đã ghi lại có trên 30 bài Nam Quốc Sơn Hà được viết thành văn bản, ngoài ra còn có các bản được khắc ở các di tích, đền thờ, giữa các bản có sự khác nhau, nhưng tựu trung đều chọn bản trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư làm chuẩn.
2. Thời gian sáng tác bài thơ Thần Nam Quốc Sơn Hà
 Theo nhà nghiên cứu Ngôn hoài có hai truyền thuyết về sự ra đời của bài thơ thần:
Một là, thời Lê Hoàn (981) theo sách Lĩnh Nam Chích Quái.
Hai là, thời Lý (1076) theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư.
            Lĩnh Nam Chích Quái là một trong những tác phẩm văn học dân gian đầu tiên của Việt Nam, viết bằng chữ Hán văn xuôi, rất quý hiếm còn lại từ thời Lý, Trần. Chưa biết rõ tác giả là ai, có thể do Trần Thế Pháp soạn vào khoảng cuối thế kỷ XIV, sau được Vũ Quỳnh và Kiều Phú ở cuối thế kỷ XV hiệu chính.
            Lĩnh Nam Chích Quái làm một tập truyện thần thoại cổ, mang nhiều biểu tượng của triết lý và tâm linh Việt Nam. Đa số các nhân vật trong Lĩnh Nam Chích Quái là thần thoại như Lạc Long Quân Âu cơ, Tiên Dung - Chử Đồng Tư, Trọng Thủy - Mỵ Châu, Tháng Gióng Phù Đổng Thiên Vương, Lý Ông Trọng, Phật Mẫu Man Nương. Các vị này đềi có đền thờ và nhân dân vẫn thành tâm lễ bái cho đến ngày nay.
 
 
Như vậy, cho đến nay, tác giả sách Lĩnh Nam Chích Quái vẫn chỉ là giả thuyết, chưa chắc chắn. Trần Thế Pháp là ai, thân thế và sự nghiệp ra sao, vẫn là một dấu hỏi. Nội dung Lĩnh Nam Chích Quái chủ yếu lấy từ sách khác hay từ dân gian.  Tuy nhiên, câu chuyện về bài thơ thần trong Lĩnh Nam Chích Quái ngoài khác biệt so với Đại Việt Sử Ký Toàn Thư như: thời Tiền Lê thay vì thời Lý. Sự việc xảy ra trên trên sông Như Nguyệt thay vì Bạch Đằng. Thời gian cũng có sự khác biệt. Lĩnh Nam Chích Quái viet1 “canh ba đêm ba mươi tháng mười, trời tối đen, mưa to, gió lớn đùng đùng”. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết: “Mùa xuân, tháng 3”. Ở đây có điều làm cho ta phải đặt câu hỏi. Như ta biết cuối tháng 10 âm lịch, ở miền bắc nước ta đang là giữa mùa đông, thời tiết mưa gió, rét như cắt da, lại thêm tiết Nguyên đán gần kề tâm lý binh lính sao khỏi chạnh lòng, sao nhà Tống lại điều binh sang xâm lăng nước ta vào lúc này, liệu các nhà cầm quân của triều Tống có ý định gì khác không?
Thất bại của quân Nam Hán năm 938 trên sông Bạch Đằng là một minh chứng, lẽ nào họ đã không rút ra kinh nghiệm. Về ngôn từ của bài thơ trong Lĩnh Nam Chích Quái cũng khác, so sánh với bài thơ Thần trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thì bài trong Lĩnh Nam Chích Quái có những giới hạn như sau:
Một là, câu 2 viết “Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư”. Đã là sách trời thì do trời viết hay nói khác nội hàm ngữ nghĩa của từ “thiên thư” là đã có trời rồi. Do đó, cần gì phải viết thêm chữ “Hoàng thiên”. Thêm vào đó “thiên thư” nghĩa đen là sách trời, nhưng ta phải hiểu là “sách công lý” - có nghĩa là điều đó xưa nay ai cũng biết. Do đó thêm “Hoàng thiên” chỉ làm yếu đi, nếu không nói là thừa so với cách dùng “Tiệt nhiên” của Đại Việt Sử Ký Toàn Thư.
Hai là, câu 3 viết cụ thể giặc là “Bắc lỗ” thay vì “nghịch lỗ”. Viết như thế có ý chỉ thẳng giặc là ai, nhưng lại mất đi tính phổ quát của một tuyên ngôn, vì như vậy thì bài này chỉ có giá trị với giặc phương Bắc thôi, còn giặc các phương khác thì không có giá trị.
Ba là, câu cuối “Bạch nhẫn phiên thành phá trúc dư -gươm bén chẻ như chẻ tre”. So với câu “Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư” thì lời lẽ hơi thô, bởi vì chuyện thất bại của quân xâm lược đâu chỉ là qua việc đao binh chém giết, mà nó còn thất bại trên nhiều mặt khác như chính trị, ngoài gia, kinh tế. Do đó, nếu nói giặc phương Bắc sang sẽ bị nước ta dùng gươm bén mà đánh cho tan tát như chẻ tre thì rõ ràng đây chỉ là ngôn từ của chốn riêng tư chứ nếu đem làm thông điệp của một quốc gia là không phù hợp.
Ngoài ra, đối tượng của bài thơ trong Lĩnh Nam Chích Quái là quân Tống (Quân Tống nghe thơ xéo chạy), trong lúc đánh nhau như thế thì làm sao mà nghe thơ cho được, cho dù lúc ấy có đọc thì đọc theo âm Việt cổ, nay gọi Hán Việt, nên quân Tống dù có nghe cũng đâu hiểu gì mà hoảng chạy.
Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thì có những nội dung khác biệt. Nội dung Đại Việt Sử Ký Toàn Thư  là một bộ sử hết sức công phu, có tính bác học. Điều này cho thấy đây là một công trình mang tính tập thể mà Ngô Sĩ Liên là chủ biên, một công trình được vua yêu cầu làm thì không thể không cẩn trọng.
Trong tác phẩm này đã rất nhiều lần (29 lần) đề cập tới Lê Văn Hưu, tác giả bộ Đại Việt Sử Ký, với dòng chữ “Lê Văn Hưu viết…”. Điều này chứng tỏ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư phần lớn dựa vào Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu. Như thế có nghĩa là bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư là một tác phẩm được viết nên bởi công sức của rất nhiều người có kinh nghiệm và kiến thức uyên bác, với phương pháp làm việc hết sức nghiêm túc dưới sự bảo trợ của triều đình qua hai triều đại Trần - Lê. Do đó, lẽ nào thông tin trong bộ sách này lại viết tùy tiện. Đồng thời với ngần ấy thời gian và con người, lẽ nào không phát hiện cuốn sách có nội dung mà Lĩnh Nam Chích Quái ghi lại.
Điều đáng quan tâm nữa là đối tượng bài thơ này trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư là quân sĩ nước Việt. Đây là một hình thức chiến tranh tâm lý. Vì vậy mới cho đọc trong đền thờ, vào đêm khuya, tất nhiên là hầu hết lính Việt có nghe chăng cũng chẳng hiểu gì, vì thời ấy đa số không biết chữ, chủ yếu được tuyên truyền qua cấp chỉ huy, dĩ nhiên cái quan trọng nhất đối với binh linh là yếu tố tâm linh. Đã có THẦN tuyên bố như thế rồi thì ta tin chắc thắng.
Từ những so sánh, phân tích trên, với tính khả tín, phổ quát của bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, có thể suy đoán rằng bài thơ thần đã được viết và đọc vào thời Lý Thường Kiệt phá quân Tống trên sông Như Nguyệt năm 1076. Tuy nhiên, bài thơ Thần này đã được chỉnh sửa cho phù hợp cuộc kháng chiến.
Bài thơ này có lẽ đã có từ thời Lê Hoàn chống quân Tống năm 981. Có thể hai  anh em nhà Trương Hống và Trương Hát là tướng của Triệu Việt Vương hiển linh giúp Lê Hoàn chống quân Tống thắng lợi vào năm 981 cho nên Lĩnh Nam Chích Quái viết: “Canh ba đêm ba mươi tháng mười, trời tối đen, mưa to, gió lớn đùng đùng”. Đến thời  nhà Lý, Lý Thường kiệt dùng bài thơ Thần này để khích động tướng sĩ đánh quân Tống  nên Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết: “Mùa xuân, tháng 3”. Thời gian của hai cuộc chiến có khác nhau vì Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết phù hợp với thời điểm cuộc chiến chống quân Tống thế kỷ XII. Cả hai sách đều sử dụng yếu tố Tâm linh là Thần Linh phù trợ nước Nam nhằm làm động lực để tướng sĩ đánh giặc.
3.  Tác giả bài Nam Quốc Sơn Hà là ai?
3.1. Những nghi vấn về tác giả bài thơ Thần
Như đã nói trên, sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Việt Điện U Linh và Lĩnh Nam Chích Quái đều viết bài thơ được đọc lên trong ngôi đền. Vì vậy về sau người ta thường gọi là thơ Thần. Các tác phẩn trên cũng không khẳng định ai là tác giả bài thơ này. Đã là thơ có chỉnh sửa từ bài thơ có trước đó thì đương nhiên phải có người sáng tác. Chính vì vậy, có nhiều người đã để tâm nghiên cứu và đề nghị một con người cụ thể là tác giả. Nhiều nghiên cứu cho rằng tác giả Nam Quốc Sơn Hà có thể là đại sư Khuông Việt.  Ngoài ra, thiền sư như Lê Mạnh Thát còn cho rằng tác giả bài Nam Quốc Sơn Hà là Pháp Thuận. Các đề nghị này chủ yếu dựa vào mối quan hệ của các Thiền sư nói trên với các vua thời ấy nên chưa có tính thuyết phục cao.
 Trong sách giáo khoa các trường phổ thông trước đây đều cho rằng bài thơ thần này của Lý Thường Kiệt. Cách suy luận này không chính xác bởi như đã trình bày, từ thời Lê Hoàn đã có bài thơ này. Trong bài viết này, cùng suy nghĩ phải có ai đó trong số những trí thức dân tộc thời ấy là tác giả của bài thơ. Đây là một con người cụ thể, người mà bài viết cho rằng có nhiều yếu tố để có thể là tác giả bài thơ Nam Quốc Sơn Hà. Tuy nhiên, trước khi xem xét đến nhân vật này, có một vấn đề cần phải giải quyết trước, đó là: Thần tích những ngôi đền trong vùng Bắc Ninh  dưới  đây  trích  từ Bia Đình làng Đáp Cầu.
3.2. Phụng biên sự tích đền thiêng ở Vân Mẫu
Thân mẫu của Thần là người xã Vân Mẫu, huyện Quế Dương. Năm 22 tuổi, bà nằm mơ thấy mình giao hòa với thần nhân, thế rồi mang thai. Sau sinh hạ được 4 trai, 1 gái. Đến khi các con khôn lớn mới đặt tên: người con trưởng là Trương Hống, thứ hai là Trương Hát, thứ ba là Trương Lừng, thứ tư là Trương Lẫy, còn người con gái tên là Mỹ Đạm công chúa. Đến năm anh em ngài 18 tuổi, vào ngày 15 tháng 4 năm Kỷ Hợi thì Thân mẫu của Thần qua đời. Năm các ngài lên 20 tuổi, được Triệu Việt Vương phong làm Thượng tướng. Ai nấy đều tài sức hơn người, lập nhiều công tích. Ngài Đệ tam, Đệ tứ thường được giữ làm Bản bộ Thần tướng.  
Sau họ Triệu bị họ Lý thay thế, hai ông mai danh ẩn tích ở núi Phù Lan. Lý Nam Đế nhiều lần vời mà không đến. Anh em ông bảo nhau rằng: “Kẻ trung thần không thờ hai vua”. Sau đó cùng lên thuyền chèo ra giữa dòng sông Nguyệt Đức, chỉ lên trời mà tự thề, rồi dìm thuyền tự tận bỏ hết dấu vết.                                                      
Đệ nhất Trương ở vùng Hương La, Đệ nhị Trương ở vùng Phượng Nhãn. Sau nhà Triệu phục hưng, vua nhà Lương sai tướng sang xâm chiếm nước Nam. Triệu Việt Vương bỏ chạy rồi đem quân đến đóng ở đầm Dạ Trạch, nửa đęm mộng thấy hai vị thần nhân đến nói rằng: “Anh em thần là tướng nhà Triệu, xin giúp vua quét sạch giặc Lương”.  
Ngày hôm sau, quân Triệu quyết chiến với quân Lương, quân Lương đại bại. Vua Triệu phục quốc, bèn gia tặng cho hai ngài làm Thượng đẳng thần, và ban sắc cho dân sở tại phụng thờ.
Đến năm Thiên Phúc (980) đời Lê Đại Hành, nước Tống lại sai tướng sang xâm lược nước ta, nhà Lê không thể chống cự được, bèn mật cầu trăm thần sông núi. Đêm ấy nằm mơ thấy một vị thần mặc áo trắng từ hướng Nam sông Bình Giang đi tới, một vị thần mặc áo đỏ từ phía dưới sông Nguyệt Đức đi lên, có dáng như cùng xông vào đánh giặc. Đêm ngày 21 tháng 10, quân Tống đã vượt qua sông Nguyệt Giang hẹn quyết chiến cùng nhà Lê, bỗng nghe trên không trung sông Như Nguyệt, có tiếng ngâm bài thơ:
Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành đă định ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
 Quân Tống tan vỡ. Vua Lê đem quân khải hoàn, ban thưởng công cho các thần. Đệ nhất Trương là Khước Địch Đại vương, Đệ nhị Trương là Uy Địch Đại vương, lại ban sắc cho dân thôn men  theo hai bên bờ sông phụng thờ.
3.3. Lý giải tác giả bài thơ Thần và sự khác biệt một số khác nhau trong lời dịch
Bài thơ thần mà Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt  đánh thắng quân Tống là do hai vị Thần Trương Hống và Trương Hát với biệt danh: Đệ nhất Trương là Khước Địch Đại vương, Đệ nhị Trương là Uy Địch Đại vương đã  hiển linh giúp nước nam đánh quân  Tống nên thời gian của hai cuốn sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và Lĩnh Nam Chích Quái có những từ khác nhau và thời gian chiến thắng cũng khác nhau.
 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn