Số lượng truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 6

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 4


Hôm nayHôm nay : 1214

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4101

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2935850

Giới thiệu

Đôi nét về giáo sư Cao Ngọc Lân

ĐÔI NÉT GIỚI THIỆU VỀ GIÁO SƯ, TIẾN SĨ CAO NGỌC LÂN Họ và tên:                 CAO NGỌC LÂN           Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm...

Giao su Cao Ngoc Lan

Trang nhất Bài viết» Lịch sử»

ĐỀN VŨ CAO XÁ LÀ VÕ MIẾU PHỦ TAM ĐÁI THỜI LÝ - TRẦN

Ngôi đền Cao Xá, có tên là Đền Vũ, đang được phục dựng, nằm trong cụm di tích quốc gia đình - đền - chùa Cao Xá. Tương truyền ngôi đền đá này thờ một vị võ tướng là Lân Hổ Đại Vương. Hậu cung có bệ thờ, không có ngai vị mà chỉ có một bành gỗ sơn son thếp vàng. Bành đặt ở nơi võ tướng chỉ huy và duyệt quân lính tập trận dưới thời nhà Trần. Vị tướng chỉ huy quân nhà Trần đó là Lân Hổ Hầu hay Hắc đạo tướng quân - võ tướng chỉ huy phòng tuyến chống giặc Nguyên Mông ở phủ Tam Đái thời nhà Trần.

TÌM HIỂU AI LÀ TÁC GIẢ BÀI THƠ THẦN - NAM QUỐC SƠN HÀ

Bài bài thơ thần - Nam Quốc Sơn Hà được xem là bài Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt. Từ lâu bài thơ này luôn gắn với tên tuổi của Lý Thường Kiệt (1019 - 1105), xuất phát từ cuộc kháng chiến chống nhà Tống xâm lăng năm 1077, kết thúc bằng trận chiến trên sông Như Nguyệt. Trong các thư tịch cổ như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết: “Mùa xuân, tháng 3, nhà Tống sai Tuyên phủ sứ Quảng Nam là Quách Quỳ làm Chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó sang xâm lấn nước ta. Vua sai Lý thường Kiệt đón đánh, đến sông Như Nguyệt đánh tan được. Quân Tống chết hơn 1 nghìn người, Quách Quỳ lui quân, lại lấy châu Quảng Nguyên của ta”. Người đời truyền rằng Thường Kiệt làm hàng rào dọc theo sông để cố thủ. Một đêm quân sĩ chợt nghe ở trong đền Trương tướng quân có tiếng đọc to rằng: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư. Tiệt nhiên phân định tại thiên thư, Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm? Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

NGUỒN GỐC THỤC PHÁN VÀ NHÀ NƯỚC ÂU LẠC

Vấn đề nguồn gốc Thục Phán - An Dương Vương và sự ra đời của nước Âu Lạc là một trong những vấn đề cốt lõi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam. Vì vậy nó đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học cả trong và ngoài nước từ hàng trăm năm nay. Trong quá trình nghiên cứu các học giả đều ghi nhận: Nước Âu Lạc kế tiếp nước Văn Lang và An Dương Vương kế ngôi Vua Hùng là những sự kiện, nhân vật lịch sử có thật. Song cho đến nay, xung quanh vấn đề nguồn gốc Thục Phán - An Dương Vương và sự ra đời của nhà nước Âu Lạc vẫn có nhiều ý kiến khác nhau.

MỘT SỐ GIAI THOẠI VỀ VUA TỰ ĐỨC

Người kế nghiệp Thiệu Trị là vua Tự Đức. Tự Đức tên đặt theo đế hệ là Hồng Nhậm, sinh ngày 25 tháng 8 năm Kỷ Sửu (1829), ông là con thứ hai của Thiệu Trị. Hồng Nhậm nhân hiếu, thông minh, chăm học, được vua cha rất yêu quý vì bảo có nhiều tính giống mình. Vua Thiệu Trị có ý truyền ngôi cho Hồng Nhậm nên thường gọi Hồng Nhậm vào chầu riêng để dạy bảo. Tháng 10 năm Đinh Mùi (1847), Hồng Nhậm lên ngôi ở điện Thái Hòa, lấy niên hiệu là Tự Đức. Lúc đó ông mới 19 tuổi. Chúng tôi giới thiệu bài viết “MỘT SỐ GIAI THOẠI VỀ VUA TỰ ĐỨC” trong sách “Tìm hiểu về các triều đại Việt Nam” của GS.TS. Cao Ngọc Lân - TS. Cao Vũ Minh do Nhà xuất bản Lao Động phát hành năm 2011.

MỘT SỐ CÂU CHUYỆN VỀ VUA THIỆU TRỊ (1840 - 1847)

Thiệu Trị là vua thứ ba của triều nhà Nguyễn (sau Gia Long, Minh Mạng). Vua Thiệu Trị là một người hiền hòa, siêng năng cần mẫn nhưng không có tính hoạt động như vua cha. Mọi việc đều noi theo cũ không có gì đổi mới. Đặc biệt, Thiệu Trị rất thích làm thơ. Nhà vua cho lập một hội thơ gần giống như “Hội Tao Đàn” dưới triều nhà Lê, gồm 18 vị là Hoàng thân và quan văn triều đình.

GIA LONG VÀ CÔNG CUỘC BẢO VỆ VƯƠNG TRIỀU NHÀ NGUYỄN

Trong cuộc đấu tranh với nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã trải qua vô vàn khó khăn, gian khổ để xây dựng nghiệp đế. Bị Tây Sơn lùng đuổi ráo riết, Nguyễn Ánh chạy trốn ra đảo Phú Quốc, có lúc trôi dạt về Cà Mau, có khi lang bạt tận Xiêm La. Nhiều lúc hết lương thực, Nguyễn Ánh phải ăn trái cây, bốc cơm nguội, mắm ruốc... Thế nhưng, Nguyễn Ánh là người có mạng đế vương nên số phận vẫn rất ưu đãi và phù trợ ông nhiều lần thoát khỏi hiểm nguy, thu giang san về một mối. Sau đây là một số cơ may đã cứu sống Nguyễn Ánh để từ đó Nguyễn Ánh có thể làm nên nghiệp đế. Chúng tôi giới thiệu bài viết “GIA LONG VÀ CÔNG CUỘC BẢO VỆ VƯƠNG TRIỀU NHÀ NGUYỄN” trong sách “Tìm hiểu về các triều đại Việt Nam” của GS.TS. Cao Ngọc Lân - TS. Cao Vũ Minh do Nhà xuất bản Lao Động phát hành năm 2011.

HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH

Sau 5 ngày đêm tiến công thần tốc, đạo quân chủ lực của Quang Trung đã phá tan hệ thống phòng chống của giặc, tiến về Thǎng Long. Mờ sáng ngày 30-01-1789 (tức mùng 5 Tết Kỷ Dậu), quân Tây Sơn đã tiêu diệt toàn bộ quân Thanh ở đồn Ngọc Hồi và đồn Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội ngày nay). Kinh thành Thǎng Long được giải phóng. Chiến thắng Đống Đa là một chiến công vĩ đại, có ý nghĩa lịch sử trọng đại và tiêu biểu trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Nhân dịp năm mới, chúng tôi gửi tặng bạn đọc bài viết: “HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH”. Bài viết được trích từ cuốn sách: “Tìm hiểu các triều đại Việt Nam” của đồng tác giả Cao Ngọc Lân - Cao Vũ Minh, Nhà xuất bản Lao Động phát hành năm 2013.

NHÀ TIỀN LÊ – THỊNH TRỊ VÀ SUY VONG (980 – 1009)

Lê Hoàn sinh năm 941 trong một gia đình nghèo, bố mẹ mất sớm, tuổi thơ của ông đầy gian nan, cực nhọc. Thân mẫu của Lê Hoàn, người họ Đặng, trước đó, khi đang mang thai, bỗng nằm mơ thấy bụng mình nở ra hoa sen và kết thành hạt sen ngay, bà lấy hạt sen ấy đem chia cho mọi người nhưng phần mình lại không ăn. Đến khi sinh Lê Hoàn, vừa thoáng thấy mặt mũi đến hình dáng đều khác thường, bà nói với mọi người: - Thằng bé này về sau ắt sẽ được sang giàu hơn người, chỉ tiếc là tôi không kịp được hưởng lộc mà thôi. Thế rồi được độ vài năm, bà mất và sau đó cha của Lê Hoàn cũng qua đời. Bấy giờ, có viên quan người họ Lê, người Ái Châu (nay thuộc Thanh Hóa) thấy Lê Hoàn có dung mạo khác thường, bèn nhận làm con nuôi. Một hôm, mùa đông giá rét Lê Hoàn phải nằm phục xuống như hình cái cối úp cho đỡ buốt, chẳng dè đêm ấy, nhà sáng rực cả lên vì có con rồng vàng nằm che lên cho Lê Hoàn.

MỘ TỔ CỦA VUA CHÚA NHÀ NGUYỄN

Theo lịch sử, triều Nguyễn có 9 đời chúa và 13 đời vua. Khởi nghiệp Chúa là Nguyễn Hoàng (1524-1613) tục gọi là Chúa Tiên. Ông là con thứ 2 của An Thành Hầu Nguyễn Kim, bậc công thần đã giúp nhà Lê Trung Hưng. Khi Nguyễn Kim bị một hàng tướng của nhà Mạc đánh thuốc độc chết, rồi anh là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm là anh rể ám hại vì sợ họ Nguyễn tranh quyền, Nguyễn Hoàng lo ngại mới cho người ra Hải Dương hỏi ý kiến Trạng Trình và được chỉ bảo bằng lời nói ngụ ý xa xôi: “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”.

MỘT SỐ VỤ MẤT TÍCH MÁY BAY BÍ ẨN TRÊN THẾ GIỚI

Trong buổi họp báo ngày 10/3/2014, Bộ trưởng Giao thông Malaysia - ông Ahmad Zahid - thừa nhận vụ máy bay MH370 mất tích là “một bí ẩn hàng không chưa từng có”. Thực ra, trước khi chiếc Boeing 777 mang số hiệu MH370 của Malaysia Airlines bị mất tích một cách bí ẩn ngày 8/3/2014 thì đã có nhiều máy bay khác mất tích mà cho đến ngày nay vẫn chưa tìm được lời giải. Chúng tôi gửi tặng bạn đọc bài viết: “MỘT SỐ VỤ MẤT TÍCH MÁY BAY BÍ ẨN TRÊN THẾ GIỚI” cùng lời nguyện cầu bình an cho 239 hành khách trên chuyến bay MH370. Bài viết được trích từ cuốn sách: “CHUYỆN LẠ BỐN PHƯƠNG” của đồng tác giả Cao Ngọc Lân - Cao Vũ Minh Uyên, Nhà xuất bản Lao Động phát hành năm 2014.

HỒ QUÝ LY VÀ CHÂN LÝ “ĐỨC BẤT TẠI HIỂM”

Sau khi thoán đoạt ngai vàng của nhà Trần, Hồ Quý Ly lên ngôi và thiết lập vương triều nhà Hồ. Tuy nhiên, vương triều Nhà Hồ nhanh chóng bị diệt vong (chỉ tồn tại 7 năm từ 1400 – 1407). Một trong những nguyên nhân làm cho vương triều nhà Hồ suy vong là thành Tây Đô bị Trần Khắc Chân trấn yểm long mạch (con đường Hoa Nhai như một mũi tên cắm vào tim). Tác giả trích bài viết trong sách “Tìm hiểu về các triều đại Việt Nam” (Sách tham khảo) của Đồng tác giả Cao Ngọc Lân - Cao Vũ Minh, Nxb. Lao Động, năm 2011, trang 195.

LONG MẠCH, VŨ TRỤ TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI VƯƠNG TRIỀU VIỆT NAM

Bất kỳ giai đoạn lịch sử nào và đất nước nào, những ngôi mộ hay nhà ở được đặt trên những huyệt phong thủy lớn (long mạch) đều sinh ra những vị Đế vương, công hầu, khanh tướng. Những ngôi đất phát đế vương là những ngôi đất trời cho mới được (thiên táng). Khi táng được vào ngôi đất phát vương thì sinh ra những người có tài năng phi phàm để xây dựng nên một triều đại mới. Điểm qua lịch sử Việt Nam từ mấy ngàn năm qua, các triều đại ra đời đều vô tình được những ngôi đất phát vương. Tác giả trích bài viết trong sách Phong thủy theo quan điểm của người xưa (Sách tham khảo) của Đồng tác giả Cao Ngọc Lân - Cao Vũ Minh, Nxb. Lao Động, năm 2012.

NHÀ TÂY SƠN SỤP ĐỔ VÀ NHỮNG CÂU SẤM TRẠNG TRÌNH

Bao giờ trúc mọc qua sông, Mặt trời sẽ lại đỏ hồng non Tây. Ðoài cung một sớm đổi thay, Chấn cung sao cũng sa ngay chẳng còn. Ðầu cha lộn xuống chân con, Mười bốn năm tròn hết số thì thôi. Những câu này ứng nghiệm việc Tôn Sĩ Nghị đem quân Thanh sang cướp nước Nam. Khi đến Thăng Long Thành, Tôn Sĩ Nghị cho quân bắc một chiếc cầu nổi bằng tre ngang sông Hồng Hà. Trước khi đánh dẹp giặc Thanh, Nguyễn Huệ xưng là Quang Trung Hoàng đế (hai câu 1-2). Nhờ tài ngoại giao của Ngô Thời Nhiệm, Quang Trung được vua Nhà Thanh là Càn Long phong chức An Nam Quốc Vương, một vương hiệu chính thức được Trung Hoa thừa nhận.

CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA NỮ TƯỚNG BÙI THỊ XUÂN VÀ VUA GIA LONG

Những năm cuối thế kỷ XVIII, nữ tướng Bùi Thị Xuân đã kiên cường khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn Ánh. Tinh thần bất khuất của Bùi Thị Xuân đã được nhân dân Việt Nam truyền kể cho nhau nghe như một huyền thoại, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc. Tác giả trích bài viết trong sách Tìm hiểu về các triều đại Việt Nam (Sách tham khảo) của Đồng tác giả Cao Ngọc Lân - Cao Vũ Minh, Nxb. Lao Động, năm 2011, trang 360.

THĂNG LONG - KINH ĐÔ MUÔN ĐỜI (Phần 2)

THĂNG LONG - KINH ĐÔ MUÔN ĐỜI (Phần 2)

Cầu kỳ Hổ bất bức. Mạc nhược trung chi đồng. Ngoài thế phong thủy trên, thăng Long còn được các vị thánh thần bảo vệ vòng ngoài và vòng trong rất kỹ lưỡng.

THĂNG LONG - KINH ĐÔ MUÔN ĐỜI

Trong “Chiếu dời đô”, Thái Tổ Lý Công Uẩn đã từng chỉ rõ mục đích của việc dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long vì “Thăng Long ở vào nơi trung tâm trời đất; được thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Thông qua bài viết, chúng tôi muốn phân tích dưới góc độ phong thủy về vấn đề này. Chúng tôi trích đoạn viết về "Thăng Long – Kinh đô muôn đời" trong sách Phong thủy theo quan điểm của người xưa, của Đồng tác giả Cao Ngọc Lân - Cao Vũ Minh, Nxb. Lao Động, năm 2012, tr.187 - 196.

MẢ TỔ QUẬN BẰNG NGUYỄN HỮU CHỈNH

Mồ mả và nhà ở tốt quyết định đến sự tồn vong của dòng tộc đó vì: “Nhất mộ, nhị trạch, tam mệnh. Ý rằng, số mệnh con người cát hung thế nào đều liên quan tới phúc đức (mồ mả) và điền trạch”. Tác giả trích bài viết “Mả tổ Quận Bằng Nguyễn Hữu Chỉnh” trong sách Phong thủy theo quan niệm người xưa (Sách tham khảo) của Đồng tác giả Cao Ngọc Lân - Cao Vũ Minh, Nxb. Lao Động, năm 2012, trang 291.

Thế phong thủy của các kinh đô Việt Nam

Thế phong thủy của các kinh đô Việt Nam

Từ khi dựng nước, các vua Hùng đã chú ý đến nơi đóng đô. Nơi đặt đô đầu tiên là vùng đất giao lưu giữa sông Hồng và sông Đà, nằm giữa hai huyện Tam Nông và Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ). Đây là vùng đất tương đối bằng phẳng nhưng chật hẹp nên vua Hùng quyết định dời đô về Phong Châu – cách đô cũ khoảng 20 km về phía bắc. Đó là Việt Trì ngày nay.