Số lượng truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 4


Hôm nayHôm nay : 1271

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4158

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2935907

Giao su Cao Ngoc Lan

Trang nhất Giới thiệu»

Đôi nét về giáo sư Cao Ngọc Lân

ĐÔI NÉT GIỚI THIỆU VỀ GIÁO SƯ, TIẾN SĨ CAO NGỌC LÂN
 
Họ và tên:                 CAO NGỌC LÂN           Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh:      15/03/1950                Nơi sinh: Phú Thọ
Quê quán:       Phong Châu – Phú Thọ              Dân tộc:   Kinh
Học vị cao nhất:     Tiến sĩ                                      Năm nhận học vị: 2010
Học hàm cao nhất: Giáo sư                                  Năm nhận học hàm: 2012
Chức vụ (hiện tại hoặc trước khi nghỉ hưu):  Nhà nghiên cứu văn hóa
Điện thoại liên hệ:  DĐ: 0908357091

Sinh ra trong một gia đình trung nông, có truyền thống hiếu học. Ngay từ nhỏ, ông đã có cơ hội học tập từ tấm gương của người cha (ông Cao Văn Tân).
- Năm 1967, ông tham gia cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Từ 1969 đến 1971: dạy học tại trường cấp II Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
- Từ 1971 đến 1974: dạy học tại trường điểm cấp 2 Sơn Dương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
- Từ tháng 1/1975 đến tháng 3/1975: theo học tại Ủy ban Thống nhất Trung ương tại Bần Yên Nhân, tỉnh Hưng Yên. Đầu tháng 3/1975 vượt Trường Sơn vào chiến đấu tại chiến trường B2.
- Từ 10/5/1975: tiếp quản ngành Giáo dục huyện Nhà Bè, Sài Gòn Gia Định. Đảm nhận chức vụ Tổ trưởng tổ Phổ thông.
- Từ 1976 - 1978: là Phó phòng giáo dục huyện Nhà bè phụ trách chuyên môn tổ Phổ thông và Mẫu giáo.
- Từ tháng 9/1975 -  9/1979: là Hiệu trưởng trường cấp 1, 2 xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh.
- Từ tháng 9/1979 - 9/1981: là Hiệu trưởng Trường cấp 1 và 2 Bà Điểm, Hóc Môn.
- Từ tháng 9/1981 đế tháng 5/1988: là Phó hiệu trưởng Trường Bổ túc tập trung cấp 1- 2 - 3 Hóc Môn.
- Từ 1988 đến 2000: công tác tại Đại học Tổng Hợp, Trường Cán bộ quản lý giáo dục.
- Từ năm 2000 - nay: nghiên cứu khoa học và hợp tác giáo dục, giảng dạy tại các trường đại học tại Đài Loan.
 
II. Lý lịch khoa học
- Từ năm 1958 – 1962: học tại trường Cấp 1 Cao Xá, xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
- Từ năm 1962 – 1965: học tại trường Cấp 2 Cao Xá, xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
- Từ năm 1965 – 1968: học tại trường Cấp 3 Long Châu Sa, xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
- Từ 1968 – 1969: học tại trường Cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Vĩnh Phú (Khoa Sư phạm).
- Từ năm 1969 – 1974: dạy học tại các trường cấp 2 Lâm Thao, Vĩnh Phú.
- Từ 1979 – 1986: học tại trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. Được cấp bằng Cử nhân.
- Từ 1980 – 1985: học tại trường Đại học Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Được cấp bằng Cử nhân Vật lý điện tử.
- Từ năm 2006 – 2010: nghiên cứu sinh và được cấp bằng Tiến sĩ sử học.
- Từ năm 2012 – nay: được công nhận học hàm Giáo sư về văn hóa - lịch sử.
- Ngày 28/4/2018: được Tổ chức Kỷ lục gia Việt Nam tặng danh hiệu “Tìm hiểu về Kinh đô các triều đại Việt Nam”. Đây là cuốn sách đầu tiên nghiên cứu về sự hình thành phát triển và thế phong thủy của  tất cả các kinh đô của 22 triều đại các ông Hoàng bà chúa của Việt Nam từ thời Hùng Vương đến năm 1975.
- Ngày 30/4/2018: được Tổ chức Kỷ lục gia Thế giới trao tặng danh hiệu "Kỷ lục gia Thế giới".

III. Các công trình khoa học
* Các sách đã xuất bản
1. Cao Ngọc Lân, Người có mạng đế vương, Nxb. Lao Động, 2009.
2. Cao Ngọc Lân, Luận bàn cuộc sống theo quan niêm người xưa, Nxb. Lao Động, năm 2011.
3. Cao Ngọc Lân, Văn hóa Phật giáo trong lòng người Việt, Nxb. Lao Động, năm 2011.
4. Cao Ngọc Lân, Tìm hiểu về các triều đại Việt Nam, Nxb. Lao Động, năm 2011.
5. Cao Ngọc Lân, Mười hai con giáp trong Âm dương Ngũ hành, Nxb. Đồng Nai, năm 2012.
6. Cao Ngọc Lân, Chuyện lạ bốn phương, Nxb. Lao Động, năm 2012.   
7. Cao Ngọc Lân, Phong thủy theo quan niệm người xưa, Nxb. Lao Động, năm 2012.
8. Cao Ngọc Lân, Tìm hiểu văn hóa tâm linh của người Việt, Nxb. Lao Động, năm 2012.
9. Cao Ngọc Lân, Tìm hiểu về Kinh đô các triều đại Việt Nam, Nxb. Hồng Đức, năm 2017. Cuốn sách được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam và Tổ chức Kỷ lục Thế giới ghi nhận là Tác phẩm đầu tiên viết về thế phong thủy và sự hình thành Kinh đô các triều đại Việt Nam”.


 * Các sách sắp xuất bản
1. Cao Ngọc Lân, Cẩm nang nhà ở theo phong thủy.
2. Cao Ngọc Lân, Bí mật bên kia cửa tử.
3. Cao Ngọc Lân, Hành trình đến với Đức Phật.
4. Cao Ngọc Lân, Nguồn gốc các nghi lễ và các bài văn cúng.
5. Cao Ngọc Lân, Âm dương hòa hợp theo phong thủy.
6. Cao Ngọc Lân, Chuyện cổ tích và huyền thoại.
 
* Các bài viết trên các Tạp chí khoa học quốc tế
1. Cao Ngọc Lân, Khái quát về 32 quẻ Khổng Minh, Tạp chí Triết học Đài Loan số 3, năm 2010.
2. Cao Ngọc Lân, Tìm hiểu về một số loại văn cúng trong dịp năm mới, Tạp chí Văn hóa Đài Loan số 22, năm 2010.
3. Cao Ngọc Lân, Bàn về kinh đô các triều đại Việt Nam, Tạp chí Lịch sử Đài Loan số 1, năm 2011.
4. Cao Ngọc Lân, Từ Hoa Lư đến Thăng Long, Tạp chí Vân Phong Đài Loan số 2, năm 2011.
5. Cao Ngọc Lân, Long mạch, vũ trụ trong mối quan hệ với vương triều Việt Nam, Tạp chí Triết học Đài Loan số 6, năm 2011.
6. Cao Ngọc Lân, Phát triển kinh tế của Thăng Long qua các thời kỳ phong kiến, Tạp chí Văn hóa Đài Loan số 6, năm 2011.
7. Cao Ngọc Lân, Tìm hiểu về phù chú trong dân gian Trung Quốc, Tạp chí Triết học Trung Quốc số 8, năm 2011.                                                                                                    
8. Cao Ngọc Lân, Nhân tướng diện qua ca dao tục ngữ Việt Nam, Tạp chí Văn hóa Đài Loan số 2, năm 2012.
9. Cao Ngọc Lân, Thế phong thủy của các kinh đô Việt Nam, Tạp chí Lịch sử Đài Loan số 3, năm 2012.
10. Cao Ngọc Lân, Một số câu chuyện về Thần Địa lý Tả Ao, Tạp chí Văn hóa Đài Loan số 8, năm 2012.