Số lượng truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 5

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 4


Hôm nayHôm nay : 919

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 31515

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2855958

Giới thiệu

Đôi nét về giáo sư Cao Ngọc Lân

ĐÔI NÉT GIỚI THIỆU VỀ GIÁO SƯ, TIẾN SĨ CAO NGỌC LÂN Họ và tên:                 CAO NGỌC LÂN           Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm...

Giao su Cao Ngoc Lan

Trang nhất Bài viết» Văn hóa»

SỰ TÍCH ÔNG BA MƯƠI

Chủ nhật - 10/10/2021 10:31
Sách Lĩnh Nam chích quái chép rằng “dân phải lập đền thờ, hàng năm đến ngày 30 tháng Chạp, theo lệ phải mang người sống đến nộp cho hổ, mới được yên ổn”. Đây rõ ràng là tục thờ Hổ vào Ba mươi tết. Vì thế hổ, cọp, khái, hùm… được gọi là Ông Ba mươi.
Phạm Nhĩ là người sống ở Thiên cung, có sức khỏe phi thường. Ông có vành tai rách nên gọi tên như vậy. Phạm Nhĩ cậy có sức át cả thiên binh thiên tướng. Qua nhiều lần giao chiến, ông định lật đổ cả Ngọc Hoàng để lên ngôi Thiên Đế. Ngọc Hoàng yếu thế bèn cầu Phật. Đức Phật tự thân đi bắt Phạm Nhĩ nhốt vào túi thần giao cho Ngọc Hoàng xử lý.
Ngọc Hoàng đày Phạm Nhĩ xuống trần gian nhưng cắt đôi cánh đi để khỏi bay về trời làm loạn, đồng thời hóa phép làm cho tai Phạm Nhĩ, vốn rất thính, nghe được ngàn dặm, phải cụp lại khi tỉnh. Nói chung là làm giảm sức mạnh của ông. Nể lời Phật dạy, Ngọc Hoàng giao cho Phạm Nhĩ làm chúa tể sơn lâm, đời đời gọi là Hổ. Còn việc gọi Hổ là Ông Ba mươi là theo lệ khi có người nào săn được hổ thì được vua thưởng 30 quan tiền vì trừ được tai họa cho dân nhưng đồng thời cũng phạt 30 hèo vì sợ vong hồn Phạm Nhĩ giận mà tác quái.
Ở miền Nam cũng có câu chuyện giải thích nhưng sự việc vào đời Nguyễn với các nhân vật vua Gia Long nhờ hổ mà sống sót, sau này ra lệnh ai bắt được hổ thì thưởng 30 quan nhưng cũng đánh 30 gậy. Vì thế có tên là Ông Ba mươi.
Đó là những câu chuyện dân gian được sưu tầm muộn. Còn có những câu chuyện khác sớm hơn, liên quan đến danh xưng Ông Ba mươi và từ đó, chúng ta có thể giải thích tên gọi này có chiều sâu hơn. Cụ thể, sách Lĩnh Nam chích quái chép rằng “dân phải lập đền thờ, hàng năm đến ngày 30 tháng Chạp, theo lệ phải mang người sống đến nộp cho hổ, mới được yên ổn”. Đây rõ ràng là tục thờ Hổ vào Ba mươi tết. Vì thế hổ, cọp, khái, hùm… được gọi là Ông Ba mươi.
Tuy nhiên, mọi tục lệ, mọi truyền thuyết đều là những tích hợp. Tục thờ hổ, tục thờ cây, thờ thần rừng có thể có từ thời xa xưa, cái thời mà các sử gia trung đại vẫn xếp chung là thời Hùng Vương. Những lễ mở cửa rừng của người Thái, người Mường và cả người Kinh… thường kèm việc săn thú, lấy thành quả tế lễ và thụ hưởng chung, thường diễn ra vào mùa Xuân.
Sau khi tiếp biến văn hóa Trung Hoa, với tục “khu na” (xua trừ ma quỷ) vào đêm trừ tịch ba mươi Tết (Đốt trúc khu na đắng lỗ tai = Nguyễn Trãi) thì đêm ba mươi, dân đồng rừng, ven núi có thêm tục đốt pháo, khua phèng la, chũm chọe, vung đồng đuổi cọp về. Cái cũ và cái mới hòa đồng trong thời lịch hội nhập để tạo nên phong tục dân gian. Do vây, Ông Ba mươi với tên gọi trại do tín ngưỡng để gọi hổ, cọp, khái, hùm… có chứng tích ghi chép sớm nhất là từ Lĩnh Nam chích quái, một tác phẩm khởi thảo từ thời Trần, biên soạn lại từ thời Lê và tu bổ san định cho đến thời Nguyễn.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn